Biểu diễn lắc thúng chai, sản phẩm du lịch hấp dẫn khách du lịch ở Hội An
Từ khi thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam trở thành điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua đối với du khách quốc tế, tại đây rộ lên tình trạng người người làm du lịch, nhà nhà làm du lịch. Hàng nghìn nông dân, ngư dân người lao động bỏ ruộng, rời thuyền đánh bắt chuyển sang làm du lịch. Trải qua 2 đợt dịch Covid-19 du lịch Hội An lao đao. Số lao động này phải quay trở lại với nghề nông, đánh bắt để mưu sinh qua ngày, chờ du lịch hồi phục.
Ông Phùng Tấn Đông, ở xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam từng gắn bó với nghề nuôi tôm sú hơn 20 năm. Vài năm trước, khi những tour du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng trải nghiệm ở địa phương phát triển mạnh, gia đình ông xin vào làm tại Khu du lịch Rừng dừa Bảy Mẫu gần nhà. Vậy là ao hồ nuôi tôm bỏ hoang nhiều năm qua. Hai đợt dịch Covid-19 liên tiếp xảy ra, khu du lịch đóng cửa, không có việc làm, ông quay lại đầu tư cải tạo ao hồ để thả tôm nuôi.
Theo ông Phùng Tấn Đông, bây giờ phải duy trì cả nghề nuôi tôm và du lịch, không thể sống phụ thuộc vào một nghề vì quá rủi ro.
“Trước đây, tôi làm nghề nuôi tôm. Thời gian dịch nên về cải tạo lại những ao hồ thả nuôi. Cũng tạm ổn kinh tế thôi để nuôi lại hồ này, vừa nuôi trồng thủy sản vừa làm du lịch song song” - ông Đông cho biết.
Thuyền thúng của ông Phạm Theo phục vụ khách tham quan Rừng dừa Bảy Mẫu phải úp trên bờ trong suốt 2 đợt dịch qua
Gia đình ông Phạm Theo cũng ở xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An mấy đời làm nghề chài lưới quanh vùng sông nước rừng dừa Bảy Mẫu. Kinh tế gia đình luôn chật vật. Hai năm trở lại đây, cả 2 vợ chồng ông chuyển sang lắc thuyền thúng, biểu diễn phục vụ khách du lịch. Kinh tế gia đình bắt đầu đi lên nhờ làm du lịch. Suốt nhiều tháng qua, ông phải quay lại nghề đánh bắt. Dù thu nhập sụt giảm nhiều nhưng ông Phạm Theo cho rằng, vẫn còn may mắn hơn nhiều người khác hiện không có việc làm.
“Khi rừng dừa này mở làm du lịch, hai vợ chồng mỗi ngày kiếm được năm sáu trăm nghìn, lúc may mắn kiếm được cả triệu đồng do khách nước ngoài họ tip thêm. Bây giờ, bị Covid-19, khách không có nên trở lại nghề sông nước, làm chài lưới quanh rừng dừa này. Bây giờ cũng khó khăn, dân nghỉ làm du lịch nhiều, họ đổ ra sông nước làm nhiều, thu nhập cũng ít hơn".
Nhiều ngư dân ở Hội An chuyển sang làm dịch vụ du lịch nay quay lại với nghề đánh bắt chờ du lịch phục hồi
Cẩm Thanh, thành phố Hội An vốn là xã thuần nông, người dân chủ yếu làm nông nghiệp và đánh bắt hải sản. Vài năm trở lại đây, khi các tour du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng trải nghiệm hấp dẫn khách du lịch, đặc biệt là khách nước ngoài, gần 50% lao động chuyển sang làm du lịch dịch vụ, trong đó có hơn 1.200 ngư dân chuyển sang biểu diễn thuyền thúng phục vụ du khách.
Ông Nguyễn Hùng Linh, Chủ tịch UBND xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An cho biết, trong 2 đợt dịch Covid-19, đa phần người lao động làm du lịch ở địa phương vẫn còn may mắn. Đó là họ vẫn còn tư liệu sản xuất, còn ruộng vườn, ngư cụ, phương tiện đánh bắt để quay lại nghề cũ. Chính quyền và người dân bắt đầu nhìn nhận, xác định lại ngành nghề để tránh rủi ro.
“Qua các các đợt dịch này, đối với hoạt động du lịch, người dân xác định lại nghề nào là bền vững và nghề nào là chính. Chứ không chuyển dịch bỏ hẳn nghề nông nghiệp chuyển qua làm du lịch. Nhận thức người dân đã quay trở lại vừa phát triển sản xuất vừa tham gia du lịch để tăng thêm thu nhập”.
Nhiều ao hồ nuôi tôm của dân ở xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An bỏ hoang giờ được cải tạo thả nuôi trở lại
Ngành du lịch dịch vụ chiếm 75% tỷ trọng cơ cấu kinh tế của thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Hai đợt dịch Covid-19 xảy ra khiến cho ngành du lịch tại điểm đến nổi tiếng này lao đao. Hơn 11.000 lao động trong ngành du lịch bị ảnh hưởng, mất việc làm. Ông Nguyễn Văn Lanh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam cho biết, thu nhập của đại bộ phận nhân dân ở Hội An dù trực tiếp hay gián tiếp đều liên quan đến du lịch. Bởi vì, loại hình du lịch ở Hội An là cộng đồng.
Ông Nguyễn Văn Lanh thừa nhận, thời gian qua, do sự phát triển du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm quá nóng, người dân tự phát làm du lịch. Dịch Covid-19 xảy ra cũng là bài học đắt giá để Hội An đánh giá lại, nhận diện và tìm hướng đi du lịch bền vững. Theo ông Nguyễn Văn Lanh, cũng trên đồng ruộng đó, mảnh vườn đó, trước đây bà con bỏ bê hay chỉ sản xuất mô hình trình diễn phục vụ khách tham quan thì bây giờ phải kết hợp song song phát triển du lịch và nông nghiệp bền vững.
Ảnh hưởng dịch Covid-19, ông Phùng Tấn Đông ở xã Cẩm Thanh, nhân viên Khu du lịch Rừng dừa Bảy Mẫu Hội An về cải tạo hồ nuôi tôm bỏ hoang nhiều năm để nuôi trở lại
“Bây giờ rà soát lại, đang có xu thế phổ biến vẫn thấy tình trạng ruộng đồng bỏ hoang. Bây giờ, trước hết phải thâm canh tăng vụ để phục vụ đời sống, tự cung tự cấp lúc này hết sức quan trọng. Nhưng phải tính lâu dài, trên đồng ruộng ấy, mảnh vườn ấy phải gắn với du lịch. Thì bây giờ, họ có thu nhập chứ họ không trắng tay. Bây giờ, phải chấn hưng ổn định sản xuất theo hướng đó”.
Để nhanh chóng khôi phục ngành du lịch, chính quyền thành phố Hội An xem dịch Covid-19 là cơ hội để có thời gian chỉnh trang, làm đẹp lại khu phố cổ, các khu, điểm đến; Đầu tư các bãi đổ xe, xây dựng trung tâm đón tiếp du khách. Chính quyền thành phố Hội An và các đơn vị kinh doanh du lịch cơ cấu lại ngành du lịch, sắp xếp, bố trí các tour tuyến hợp lý, sẵn sàng đón làn sóng du khách đến Hội An sau dịch Covid-19./.
Đình Thiệu/VOV Miền Trung
Di tích ở đô thị cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam đang trong tình trạng mối mọt xâm hại nghiêm trọng. Qua khảo sát...
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản đề nghị thành phố Hội An và thành phố Tam Kỳ dừng tổ chức bắn pháo hoa để...
Để đảm bảo an toàn trong dịp Tết Nguyên đán, một số hoạt động ở phố cổ Hội An (Quảng Nam) đã bị tạm...
Làng mộc Kim Bồng thuộc xã đảo Cẩm Kim (thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam). Cẩm Kim là một hòn đảo nằm ở phía...
Ngày 1/1, tại Vòng cung Chùa Cầu, UBND thành phố Hội An phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh...
Sau gần 1 năm khủng hoảng vì dịch Covid-19, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam sôi động trở...
Từ ngày 18/11, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam triển khai trở lại hoạt động “Phố dành cho người đi bộ và xe...
Lực lượng chức năng vừa tìm thấy thi thể nạn nhân bị vùi lấp trong vụ sạt lở núi tại Bắc Trà My ngày 11/11;...
Mưa lớn trên thượng nguồn khiến các thủy điện xả lũ làm mực nước trên sông Thu Bồn dâng cao và gây ngập lụt...
Chiều 12/11, tại huyện Bắc Trà My, Quảng Nam trời vẫn còn mưa, liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở núi trên sườn...
Ngày 12/11, ở vùng núi Quảng Nam có mưa, nguy cơ sạt lở đất tiếp tục đe dọa cuộc sống người dân. Trong khi...
Lực lượng chức năng huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đang khẩn trương tìm kiếm người mất tích do sạt lở...