Lễ Ban Sóc là lễ phát lịch ngày xưa của triều Nguyễn, được tổ chức định kỳ vào cuối năm âm lịch. Người Việt xưa lấy kinh tế nông nghiệp làm trọng, nên quyển lịch đối với đời sống con người có ý nghĩa rất đặc biệt. Xem lịch để theo dõi thời gian, thời tiết mà làm nông vụ. Xem lịch để biết được sự thay đổi tiết trời mà ứng phó, phòng tránh thiên tai.
Lễ Ban Sóc được tái hiện ở cổng Ngọ Môn Đại Nội Huế
Bà Trịnh Tuyết Nga, du khách đến từ Hà Nội cho biết: "Hôm nay Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế lần đầu tiên tổ chức tái hiện lễ Ban Sóc sau 180 năm, vì vậy chúng tôi đến đây để tham quan Khu di sản Huế và xem lễ hội".
Tái Hiện lễ Ban Sóc sau 180 năm
Bà Nga chia sẻ thêm: "Đầu năm mới, ngày 1 năm 2021. Rất vinh dự là người khách đầu tiên đến thành phố Huế. Tôi hy vọng là năm nay là một năm khởi sắc cho du lịch của Việt Nam và nhất là du lịch Huế, tại vì Huế có rất nhiều cảnh đẹp và nhiều lăng tẩm rất đẹp".
Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế tái hiện lễ Ban Sóc để thu hút khách đến với Huế
Lễ Ban Sóc được tổ chức thực sự quy mô là vào đầu triều Minh Mạng. Hằng năm, sau khi nha Khâm Thiên Giám soạn lịch xong, triều đình tổ chức lễ Ban Sóc dưới sự điều hành của hai viên ở bộ Lễ và Khâm Thiên Giám. Lịch được tiến vào Hoàng Cung để cho Hoàng gia dùng, lịch được phát cho các quan ở Kinh Thành, ở các địa phương và phân phát lại trong dân chúng sử dụng. Lễ Ban Sóc trước đây vốn được tổ chức ở sân điện Thái Hòa.
Cắt băng khai trương không gian Ngọ Môn phục vụ du lịch
Tuy nhiên, bắt đầu vào năm Tân Sửu 1841, lần đầu tiên, lễ Ban Sóc được vua Minh Mạng chỉ dụ thực hiện ở Ngọ Môn, vì việc ban lịch không chỉ dành cho triều đình sử dụng mà được ban ra đến tận thần dân và để khác với các nghi tiết đại triều khác được tổ chức ở điện Thái Hòa.
Du khách tham quan Khu di sản Huế đầu năm mới
Sau 180 năm, lễ Ban Sóc được tái hiện qua hình thức sân khấu hóa với những hình thức, nghi tiết thuở xưa. Cũng trong sáng 1/1, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế tổ chức khai trương không gian Ngọ Môn phục vụ du lịch.
Ông Nguyễn Phước Hải Trung, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế cho biết: "Lễ ban sóc của triều Nguyễn là một điển lệ có ý nghĩa nhân văn. Lễ Ban Sóc chúng tôi được sử dụng và tổ chức, nó có tính sân khấu hóa và một số nghi tiết chúng tôi phải làm rõ để người khách xem hiểu được".
Lê Hiếu / VOV Miền Trung
Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết sẽ miễn vé tham quan các điểm di tích Huế...
Những ngày này, hàng ngàn hộ trồng hoa tại các làng hoa truyền thống ở huyện Phú Vang, thị xã Hương Thủy,...
Ngày 1/1, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế tổ chức tái hiện Lễ Ban Sóc và đón du khách đầu tiên đến tham...
Trong tháng 12 này, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổ chức nhiều lễ hội kích cầu du lịch.
Chiều ngày 5/12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức trao giải thưởng Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2020....
Giữa vùng đầm phá Tam Giang rộng lớn của Thừa Thiên Huế, cánh rừng ngập mặn Rú Chá hiện lên đầy độc đáo và ấn...
Ngày 19/11, lực lượng cứu hộ cùng phương tiện máy móc vào Thủy điện Rào Trăng 3, tiếp tục triển khai giai...
Đêm qua, các địa phương ven biển Thừa Thiên Huế có mưa to, gió lớn. Các lực lượng quân đội, công an đã huy...
Những ngày qua, người dân phát hiện vết dầu loang ở vùng biển Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế nhưng không lớn....
Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phát Công văn về việc khắc phục hậu quả, kiểm tra, đánh giá sự cố sạt...
Triển khai ứng phó với bão số 9, Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học từ...
Hôm nay (25/10), Tổng cục Dự trữ Nhà nước phối hợp Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh...