Chiều 6/4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội đã diễn ra cuộc họp báo ra mắt chuỗi hoạt động trong khuôn khổ chương trình "Áo dài của chúng ta" với chủ đề "Thế giới trong áo dài Việt". Sự kiện nằm trong khuôn khổ chiến dịch "Áo dài di sản Việt Nam" của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam với mong muốn đưa áo dài trở thành Di sản của Việt Nam và thế giới, phát huy hơn nữa để tà áo dài trở thành biểu trưng của phụ nữ trong thời đại mới.
Chương trình "Áo dài của chúng ta" do Viện Nghiên cứu Văn hóa Thăng Long phối hợp cùng Tạp chí Tinh Hoa Đất Việt tổ chức
Lần đầu tiên, giá trị của sợi gai được tôn vinh trong những tà áo dài
Với ý tưởng của NTK Minh Hạnh - tổng đạo diễn chương trình, tà áo dài Việt được kết hợp với nguồn nguyên liệu dồi dào của nước ta là cây gai. Đây là một ý tưởng rất mới.
"Từ xưa đến nay, các nhà nghiên cứu về trang phục chưa đưa ra được chất liệu gai đúng nghĩa, có chất lượng đủ tốt để may áo dài. Tuy nhiên tại sự kiện lần này, với sự kết hợp của giữa áo dài và chất liệu gai truyền thống được xử lý kỹ thuật tốt nhất, tôi tin rằng áo dài Việt Nam có thể phát triển hơn trong tương lai, trở thành một chiếc áo của thời đại", NTK Minh Hạnh khẳng định.
Cây gai được lựa chọn là nguồn nguyên liệu làm ra áo dài
Đại diện Ban tổ chức, ông Trần Đức Ngôn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Thăng Long cho biết: "Áo dài Việt Nam vẫn đang trong quá trình tự khẳng định mình với tư cách là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, hướng tới Di sản văn hóa vật thể đại diện của nhân loại. Đây là mong muốn của tất cả chúng ta. Áo dài là hình thức vật chất, chứa đựng bên trong đó là cả một truyền thống gắn liền với dân tộc Việt Nam. Cho nên khi kết hợp áo dài với cây gai, tính dân tộc đã được thể hiện đầy đủ hơn và cao hơn".
Ông Trần Đức Ngôn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Thăng Long phát biểu tại họp báo
Áo dài Việt Nam sẽ gần gũi, thân thiện hơn với người Việt trẻ
NTK Minh Hạnh, một người dành tình yêu và tâm huyết cả đời cho tà áo dài Việt Nam cho rằng với thời điểm này, gìn giữ một chiếc áo dài truyền thống là rất khó khăn. Chính vì vậy những hoạt động như thế này ra đời, để những giá trị truyền thống được đẩy lên theo tinh thần của thời đại, hữu hiệu với thời đại. Sự hữu hiệu này không phải lời tâng bốc hay ca tụng về chiếc áo truyền thống mà chính là sự hữu hiệu về mặt đời sống tinh thần của người Việt.
"Áo dài sẽ trở nên gần gũi, thân thiện. Áo dài có thể mặc cùng những trang phục năng động hơn, thoải mái hơn, nhất là với những người Việt trẻ, những người cần hiểu được những giá trị truyền thống này, được tiếp biến trong thời đại này, và những người Việt trẻ sẽ tiếp nhận nó với một tinh thần mới, năng lượng mới", NTK Minh Hạnh chia sẻ.
Không chỉ thuần túy là áo dài Việt Nam, sự kiện lần này còn tái hiện văn hóa thế giới trong dáng dấp tà áo dài Việt Nam. Trong không gian với 5.000 chậu gai và những con kén trắng, Ban tổ chức đã trình diễn những bộ áo dài trên nền vải gai AP và lụa.
Các NTK giới thiệu bộ sưu tập áo dài từ chất liệu lụa và gai
Bộ sưu tập áo dài của NTK Trần Thanh Mẫn thể hiện tính hoàng gia, sang trọng xứ chùa vàng
NTK Ngọc Hân diễn tả đất nước Ấn Độ qua hoa văn cung đình
NTK Trần Thiện Khánh phối hợp áo dài Việt Nam và trang phục truyền thống Hàn Quốc
Những chiếc áo dài của NTK Công Huân mạnh mẽ, tự do, phóng khoáng lấy cảm hứng từ nước Mỹ
NTK Lan Hương khai thác vẻ đẹp di sản kiến trúc nước Đức
NTK Phương Thanh diễn tả vẻ đẹp của đất nước Hà Lan qua hình tượng hoa tuy-líp
Theo NTK Minh Hạnh, các NTK có trách nhiệm rất lớn đối với việc tạo ra thẩm mỹ thời đại. "Thẩm mỹ đó không phải là thẩm mỹ lai căng, không phải được vay mượn ở đâu đó mà được nuôi dưỡng bằng tinh thần Việt thuần chất, nhưng không được lạc hậu, mà rất hiện đại," NTK Minh Hạnh nhấn mạnh.
Ngày nay, áo dài Việt Nam được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở nhiều nơi, cho thấy, áo dài đã trở thành “quốc bảo” của Việt Nam, và sự kiện văn hóa "Áo dài của chúng ta" với chủ đề "Thế giới trong tà áo dài Việt" sẽ một lần nữa đưa tà áo dài Việt Nam lan tỏa đến bạn bè quốc tế.
Buổi trình diễn áo dài với chủ đề "Thế giới trong áo dài Việt" sẽ diễn ra tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Hà Nội vào lúc 19h30 ngày 9/4/2021, với hơn 600 bộ áo dài qua sự tham gia của hơn 400 diễn viên và 8 phu nhân các đại sứ quán Italia, Ấn Độ... cũng các nghệ sĩ như NSƯT Lan Hương, NSND Thu Hà, NSND Hoàng Cúc. |
Thu Hiền / VOVTV
Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV |
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...