Các tài liệu ngày nay cho biết vào tháng 9 năm 1058, Vua Lý Thánh Tông ngự ra cửa biển Ba Lộ, đến thăm và cho xây tháp. Năm sau, vua ban tên hiệu là tháp Tường Long. Tháp được tôn tạo vào đời Trần và Hậu Lê. Theo sách "Đại Việt sử lược" thì năm Mậu Tuất 1058, vua Lý Thánh Tông sau khi ngự giá qua biển Ba Lộ đã dừng chân ghé lại nơi đây xây tháp. Sau ngài nằm mộng thấy rồng vàng bèn ban cho ngọn tháp cái tên Tường Long, nghĩa là "Thấy rồng vàng hiện lên" để ghi nhớ điềm lành.
Chùa Tháp Tường Long thuộc hệ phái Bắc tông, đã nhiều lần được tu tạo và khôi phục trong triều Trần và triều Lê, nhưng đến năm Gia Long thứ 3 (1804), triều đình nhà Nguyễn đã cho phá tháp để lấy gạch xây thành Hải Dương.
Trải qua thời gian hàng nghìn năm, ngày nay tháp Tường Long tồn tại dưới dạng di tích khảo cổ học. Phế tích tháp chỉ là nền móng tháp hình vuông, lòng tháp rỗng; những viên gạch được tìm thấy đều có hàng chữ nổi bằng tiếng Hán: “Lý gia đệ tam đế Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo”.
Chuông cổ hiện còn lưu giữ
Năm 1990, người dân Đồ Sơn đã tự ý xây dựng một ngôi chùa ngay trên nền tháp cũ. Đây là điều gây khó khăn cho việc tôn tạo di tích sau này. Từ vị trí tháp Tường Long có thể thấy biển với những con tàu ra khơi, làng mạc, đồng ruộng, lại hiểu người xưa sao khéo chọn địa điểm xây tháp.
Đế tháp bằng đá được điêu khắc tỉ mỉ là dấu tích còn lại
Tháp Tường Long (còn gọi là tháp Đồ Sơn) xây thời Lý Thánh Tông. Công trình kiến trúc Phật giáo này đuợc xây trên bãi đất rộng khoảng 2.000 m2, thuộc địa phận phường Vạn Sơn, thị xã Đồ Sơn. Bốn góc tháp đều nghiêng vào tâm 190.
Chùa hiện còn giữ mấy mảnh chạm khắc trên đá, trên gạch của ngôi tháp cổ. Phía sau chùa, ngành Văn hóa và thông tin đã phát hiện nền tháp Tường Long và cho xây khu bảo tồn hiện vật lịch sử. Chùa đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Du khách đến Chùa Tháp Tường Long, hòa mình trong tiếng nhạc du dương, du khách không chỉ được tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc của quần thể cụm tháp đầy linh thiêng, được chiêm ngưỡng pho tượng Phật A Di Đà được phỏng dựng bằng đá ngọc thạc nguyên khối đặt trong tầng một của tòa tháp mà còn có cơ hội được gửi gắm tâm tư của mình lên “cây điều ước” được đặt ngay chân tháp, là những ước nguyện, cầu mong bình an và may mắn đến bản thân và gia đình.
Theo petrotimes.vn
Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn - Hải Phòng 2022, Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ được tổ chức...
Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, huyện đảo Cát Bà (TP Hải Phòng) đón hơn 1,3 triệu lượt khách, đạt hơn 50%...
Sáng nay (30/4), tại Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng (Đồ Sơn, Hải Phòng) diễn ra Lễ hội đua thuyền rồng trên...
Hướng tới phục hồi hoạt động du lịch, thành phố Hải Phòng đã phát triển các sản phẩm du lịch mới, nhiều sản...
TP Hải Phòng khôi phục hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định liên tỉnh đến nhiều địa phương khu vực...
Quy định nghiêm ngặt đối với người dân khi tham quan, du lịch ngay trong địa bàn thành phố khiến cả doanh...
Kiểm soát tốt dịch bệnh, sau gần 2 tháng không có ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng, Hải Phòng đã mở cửa...
Theo Quyết định của UBND thành phố Hải Phòng về điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, hai...
Qua 40 ngày không ghi nhận ca nhiễm mới COVID-19 trong cộng đồng, thành phố Hải Phòng điều chỉnh một số biện...
Hải Phòng và Quảng Ninh hiện là 2 địa phương thuộc "vùng xanh" với địa bàn an toàn, tỷ lệ tiêm vaccine cao....
Mới mở cửa các hoạt động dịch vụ được ít ngày, UBND thành phố Hải Phòng đã lại phải điều chỉnh một số biện...
Đã qua 21 ngày thành phố Hải Phòng không xuất hiện ca mắc COVID-19 mới. Để đảm bảo thực hiện mục tiêu kép...