Nhiều hiện vật có giá trị tiêu biểu, quý hiếm được phát hiện tại Di tích Địa điểm khảo cổ Nhơn Thành
Theo đó, qua kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ tại di chỉ Nhơn Thành, các chuyên gia khảo cổ học đã nhận định: Trong không gian văn hóa Óc Eo ở miền Tây Nam Bộ, Di tích địa điểm khảo cổ Nhơn Thành có vị trí đặc biệt, là một trong những điểm quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ vào những thế kỷ đầu công nguyên.
Di tích địa điểm khảo cổ Nhơn Thành là một trong những trung tâm dân cư tiêu biểu, mang nét đặc trưng nổi bật của vùng đồng bằng trũng thấp ở miền Tây Nam Bộ, đó là loại hình cư trú và kiến trúc nhà ở, cho thấy cư dân Óc Eo vùng Nhơn Thành có khả năng thích nghi, làm chủ thiên nhiên với cách "ứng xử" vô cùng linh hoạt và hiệu quả đối với môi trường ngập nước.
Bên cạnh đó, nơi đây còn được xem là địa điểm khảo cổ học duy nhất thuộc văn hóa Óc Eo phát hiện đầy đủ nhất về dấu tích vật chất liên quan đến hoạt động chế tác thủ công chưa được tìm thấy ở nơi khác; đặc biệt là việc phát hiện bộ sưu tập khuôn đúc Nhơn Thành (Thế kỷ I - VII SCN), Tượng phật gỗ Nhơn Thành (Thế kỷ IV - VI SCN) và Bình gốm (Kendi, Thế kỷ V SCN) là 03 nhóm hiện vật văn hóa Óc Eo tại thành phố Cần Thơ đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia.
Các hiện vật không những có giá trị tiêu biểu, quý hiếm - đại diện cho ngành thủ công nghiệp bản địa vốn rất phát triển trong thời kỳ văn hóa Óc Eo mà còn là một sản phẩm văn hóa vật chất, phản ánh diện mạo đời sống văn hóa, xã hội, sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng cũng như tư duy thẩm mỹ, phong cách nghệ thuật chế tác có sự kết hợp từ sự trao đổi, giao thoa văn hóa, tôn giáo ngoại nhập (Ấn Độ) với văn hóa bản địa của cư dân Óc Eo vùng Đồng bằng sông Cửu Long, minh chứng cho một giai đoạn phát triển rực rỡ của vùng đất Nam Bộ nói chung, vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.
Việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với Di tích địa điểm khảo cổ Nhơn Thành, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ nhằm tạo cơ sở pháp lý trong việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy di tích khảo cổ trên địa bàn thành phố Cần Thơ; tiếp tục tuyên truyền, giáo dục, quảng bá, giới thiệu khách tham quan du lịch, đặc biệt là thế hệ trẻ tìm hiểu về những giá trị văn hóa, lịch sử của di tích nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, nâng cao ý thức giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Theo Tổ quốc
Chiều 20/7, tại Cần Thơ, UBND thành phố phối hợp cùng Bộ Du lịch Vương quốc Campuchia tổ chức xúc tiến quảng...
Trong khuôn khổ Ngày hội Du lịch “Văn hóa chợ nổi Cái Răng” năm 2022, UBND quận Cái Răng, TP Cần Thơ đã phối...
Chiều nay 21/4, UBND quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ tổ chức họp báo về hoạt động ra mắt tuyến phố đi bộ vào dịp...
Sau lễ khánh thành công trình Đền thờ Vua Hùng vào tối ngày 6/4, từ ngày 7/4, công trình mở cửa đón người dân...
Trong khuôn khổ Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ lần thứ IX tại Cần Thơ, Hội thi Bánh dân gian Nam bộ năm 2022...
Tối 7/4, tại quảng trường Bình Thủy, Cần Thơ, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch phối hợp cùng UBND TP. Cần Thơ...
Sau một thời gian dài dừng hoạt động vì dịch bệnh, ngày 19/2, tàu cao tốc Mai Linh Express đã tái khởi động...
Sáng 7/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ tổ chức cuộc họp bàn kế hoạch tổ chức các hoạt...
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, vào dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, TP Cần Thơ sẽ không tổ chức đường hoa...
Trong bối cảnh chịu sự tác động của dịch Covid-19, các nền tảng số, ứng dụng trực tuyến là một gợi ý cho...
Sở Giao thông vận tải TP. Cần Thơ vừa thông báo mở lại hoạt động tuyến vận tải hành khách cổ định liên tỉnh...
Hậu Covid-19, nhiều doanh nghiệp du lịch ở Cần Thơ đã không chịu đầu hàng dịch bệnh, đang chủ động chuyển...