Phở 2 tô ở Gia Lai
Phở hai tô, hay còn gọi là phở khô là món ăn nhiều người tò mò, thắc mắc khi đến phố núi Pleiku, Gia Lai. Khác với các món phở quen thuộc như phở nước, phở xào, phở chiên hay phở cuốn, khi bạn gọi phở khô sẽ được chủ quán dọn ra 2 tô cùng một đĩa kèm chén nước chấm. Một tô đựng bánh phở, tô còn lại là nước dùng.
Có hai loại quen thuộc như phở khô gà hoặc phở khô bò. Nếu gọi phở khô gà, người ta sẽ bày thịt hoặc lòng gà xé hay xắt nhỏ lên bánh phở ở tô thứ nhất, rưới lên phía trên là thịt heo bằm nhỏ hoặc tóp mỡ. Còn nếu ăn với thịt bò tái, xương heo, bò viên thì các thành phần này nằm trong tô thứ hai.
Món phở được phục vụ bằng hai tô độc đáo ở phố núi. Ảnh: I.T
Điểm khác biệt ở đây là bánh phở có vị dẻo dai, sợi nhỏ, làm từ bột gạo nhưng do cách chế biến mà khi trụng vào nước sôi, phở không bị mềm nát và rất dai, thơm ngon.
Bạn sẽ thích thú bởi tô phở được dọn ra nóng hổi với lớp bánh phở trắng, được bày biện phía trên bởi một lớp thịt được chế biến đậm đà. Quyết định đến độ ngon của bát phở trộn này chính là phần nước lèo. Nước được ninh từ xương ống, thịt bò, thịt gà, gân bò... ninh liu riu trên bếp lửa nên rất ngọt và trong.
Phở khô Gia Lai cũng có cách ăn riêng, phải đúng kiểu mới cảm nhận được hết cái ngon của món ăn. Bạn có thể gia giảm độ mặn nhạt bằng tương nâu làm từ đậu nành và đường vàng cùng xì dầu tùy vào cảm nhận của mỗi thực khách. Rau ăn kèm với phở khô cũng đơn giản chỉ có xà lách, húng quế và giá.
Bò một nắng chấm muối kiến vàng
Đến Gia Lai, bạn cũng không thể bỏ qua món bò một nắng chấm muối kiến vàng lừng danh. Món ăn này hấp dẫn bởi hương vị thơm ngon, đậm đà mùi sả. Để làm món này, người ta phải chọn thịt bò ngon, bò được nuôi thả rông trên núi quanh năm chỉ ăn cây cỏ.
Bò một nắng là món ăn bạn nhất định nên thử khi đến Gia Lai. Ảnh: I.T
Thịt được tẩm ướp với gia vị, sả được phơi nắng một ngày cho đến khi có màu nâu đỏ. Thịt bò khi ăn chỉ cần đưa lên bếp than hoa nướng sơ qua để cho thịt không quá khô, giữ được độ ngọt, dai. Món ăn không thể thiếu được muối kiến vàng, được chế biến từ loại kiến vàng sống trên cây rừng. Kiến được rang lên trên chảo nóng già cùng với loại lá é thơm thơm.
Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị thơm thơm của sả, vị béo, hăng của kiến vàng và mùi thơm đặc trưng từ lá é lan tỏa trong vòm miệng, khó lòng quên được.
Huyền Thanh/ danviet.vn
Lễ hội diễn ra từ ngày 11 - 17/11 đưa du khách thả hồn vào thiên nhiên tươi đẹp và khám phá những nét văn hoá...
Lễ hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô lần thứ 3 và Liên hoan văn hoá cồng chiêng huyện Ia Grai, tỉnh Gia...
Núi Chúa thuộc tỉnh Ninh Thuận và Kon Hà Nừng của tỉnh Gia Lai đã được chính thức ghi danh trong dịp này,...
Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Pleiku vừa ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về phát triển du lịch trở thành ngành...
Do ảnh hưởng của cơn bão số 9, tại tỉnh Gia Lai mưa lớn và gió mạnh trong nhiều giờ đã khiến 1 người dân ở...
Sau 1 tuần mưa liên tục, mương dẫn của công trình Thuỷ lợi Pleikeo (xã Ayun, huyện Chư Sê, Gia Lai) mới hoàn...
Chiều 30/7, Thanh tra Sở Thông tin Truyền thông Gia Lai ra quyết định xử phạt hành chính đối với bà P.T.M.V...
Gần 20 năm qua, Đội K52 thuộc Bộ CHQS tỉnh Gia Lai (Quân khu 5) đã quy tập, hồi hương hơn 1.400 hài cốt liệt...
Tại tỉnh Gia Lai, vừa có thêm 1 xã phát hiện trường hợp dương tính với bệnh bạch hầu, nâng số xã có ca dương...
Để phòng dịch bạch hầu lây lan, UBND huyện Đăk Đoa (Gia Lai) đã có quyết định cho toàn bộ học sinh các cấp...
Hai học sinh ở xã Ayun, huyện Mang Yang, Gia Lai bị đuối nước thương tâm vào chiều 1/7 vì nhảy xuống hồ cứu...
Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 các tỉnh Gia Lai và Quảng Trị đã phối hợp và tìm thấy nam thanh niên...