Sáng ngày mùng 3 Tết Kỷ Hợi 2019, hàng nghìn người dân đến Văn Miếu -Quốc Tử Giám (quận Đống Đa, Hà Nội) để thắp hương cầu tài lộc, thi cử đỗ đạt và xin chữ lấy may ngày đầu năm.
Từ sáng sớm, hàng nghìn người đã có mặt ở Văn Miếu Quốc Tử Giám tham quan, thắp hương cầu tài, cầu đỗ đạt, cầu công danh sự nghiệp, và một việc làm không thể thiếu khi đến đây là xin chữ đầu năm. Mỗi người xin chữ theo mong muốn của mình nhưng tâm lý chung là cầu mong một năm mới an khang thịnh vượng, bình an, mạnh khỏe.
Mỗi người xin một chữ riêng theo nguyện vọng. Có người xin chữ “công danh” vì chuẩn bị đi làm, có người xin chữ “lộc” cho cả nhà. Xin chữ là hy vọng và niềm tin cho năm mới.
Theo thầy đồ Trần Tám, Câu lạc bộ Việt Tâm Bút, xin chữ, cho chữ đầu năm là một phong tục đẹp của người Việt từ xưa, thể hiện tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo, sự trân quý giá trị của chữ nghĩa. Theo quan niệm truyền thống, người viết thư pháp không chỉ cần nét chữ đẹp mà phải hiểu sâu sắc ý nghĩa của từng chữ mình viết ra cũng như tâm nguyện, tính cách của người xin chữ. Các ông đồ phải tư vấn làm sao để người xin chữ đi đến cái thiện bởi cái thiện là cái cần nhất đối với một con người giúp người xin chữ và người cho chữ có sự hài hòa, vui vẻ.
Chữ được cho thường được viết trên nền giấy đỏ bởi màu đỏ vốn là màu rực rỡ nhất và theo quan niệm dân gian là biểu tượng của sự may mắn. Qua những nét chữ, người xin và người cho chữ đều mong muốn đem đến sự may mắn trong một năm mới. Tuy nhiên, bên cạnh giá trị truyền thống tốt đẹp của tục xin chữ đầu năm vẫn còn những biến tướng làm xấu đi hình ảnh tốt đẹp này. Nhiều người đi xin chữ hoặc mua chữ theo kiểu vội vã, như một phong trào, cách xin chữ chưa thể hiện sự kính trọng và thành tâm với người cho chữ.
Treo chữ trong nhà thể hiện bản sắc của mỗi gia đình cũng là thể hiện mong ước trong năm mới. Nét đẹp văn hóa ấy đến nay vẫn được trân trọng và gìn giữ, là dấu hiệu của niềm tin, là món quà mang ý nghĩa nhân văn... Hy vọng, nét đẹp truyền thống này sẽ được người dân hiểu đúng và được bảo tồn và phát huy hơn nữa trong đời sống văn hóa của người dân Việt.
Kim Thanh - VOV1
Cận Tết, cả làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) nhộn nhịp, tất bật, đi đến đâu cũng nghe tiếng đục đẽo lách...
Năm nay thời tiết khá thuận lợi, ít mưa có nắng hanh khô nên hầu hết các gốc bưởi Diễn của người dân Phú Diễn...
Các hoạt động của Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 cần được tổ chức trang trọng, sáng tạo, độc đáo thu hút...
Ngày 8/9, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội vinh dự được đề cử và nhận Giải thưởng “Điểm đến du...
Những ngày này, trong không khí Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 50 năm thực hiện Di...
Vở diễn "Tấm Cám" chuẩn bị cho dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tới của sân khấu Lệ Ngọc sẽ không có nhân vật Bụt mà...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới công nhận là một trong những vị tướng lỗi lạc nhất mọi thời đại. Ông...
Chiều 27/4 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây phối hợp với Sở Thông...
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2022 được tố chức từ ngày 29/4/2022 - 1/5/2022 tại khu vực tuyến phố đi bộ...
Sáng 16/4, tại Khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì tổ chức Lễ khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2022 với...
Trang tin chuyên về du lịch của Đức Travelbook.de vừa đăng bài viết nêu 6 điểm hấp dẫn khiến du khách phải...
Ngày 7/4, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội đã xây dựng phương án đón khách du lịch quốc tế trong...