Công viên văn hóa và Khu lưu niệm nhà thơ Tố Hữu vừa kịp hoàn thành đúng dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông. Công trình được xây dựng tại thôn Tân Xuân Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là niềm tự hào của người dân quê hương nhà thơ Tố Hữu.
Ngược dòng Hương Giang giữa màn mưa tựa tơ giăng lưới, qua Thiên Mụ, lên Hòn Chén, đến Minh Mạng… hay xuôi theo dòng nước qua Đông Ba, về cồn Hến, đến ngã ba Sình, bạn sẽ nhận ra một Huế rất khác, phiêu linh, diệu vợi vô cùng.
Làng nghề làm hương (nhang) ở phường Thủy Xuân (TP.Huế) được hình thành từ thời nhà Nguyễn. Ban đầu phục vụ cho nhu cầu tâm linh, thờ cúng của Triều đình và nhân dân trong vùng. Nhiều năm trở lại đây, các hộ gia đình đã lập các cơ sở trình diễn nghề, trưng bày và quảng bá sản phẩm đến khách du lịch trong và ngoài nước.
Trong dịp nghỉ lễ đầu năm mới 2021, khu di sản Hoàng cung Huế đã phục vụ khách tham quan trải nghiệm nhiều chương trình đặc sắc: Tái hiện Lễ Ban sóc dưới thời triều Nguyễn; khai trương không gian văn hóa ở di tích Ngọ Môn; các hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống cung đình ở các điểm di tích trong khu vực Hoàng cung Huế…
Ngọ Môn - Công trình kiến trúc tiểu biểu thuộc Hoàng cung được xem là biểu tượng của Huế đã mở cửa đón du khách tham quan vào đầu năm mới 2021 sau một thời gian dài trùng tu.
Ngày 2/3, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế vừa có thông báo về việc thực hiện chính sách giảm phí tham quan tại các điểm di tích lịch sử văn hóa Huế đối với khách tham quan theo tour.
Theo tin từ Sở Du lịch Tỉnh Thừa Thiên Huế, công dân mặc trang phục áo dài truyền thống Việt Nam tới thăm quan các điểm di tích Huế từ ngày 6 đến 8/3 sẽ được miễn 100% giá vé thăm quan. Quyết định này được Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đưa ra trong công văn số 1773/UBND-GD ngày 4/3/2021.
Với rất nhiều di tích cổ kính, công trình kiến trúc độc đáo và khung cảnh thiên nhiên xanh mát, trữ tình, không khó để du khách lưu lại những bức ảnh đẹp khi đến với Huế.
Xuyên qua cánh rừng thông lớn rợp bóng mát và tiếng gió vi vu, khung cảnh di sản hiện ra khiến những lữ khách như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Đó chính là nơi an nghỉ của vị vua sáng lập triều Nguyễn - Gia Long.
Với kiểu kiến trúc cầu kỳ nhưng cũng hết sức hài hòa với tự nhiên, hồ Tịnh Tâm được xem là một thành tựu tiêu biểu của nghệ thuật kiến trúc cảnh quan Việt Nam thế kỷ XIX.
Vườn quốc gia Bạch Mã được xem như một kho báu “di sản thiên nhiên” của tỉnh Thừa Thiên-Huế với tổng diện tích tự nhiên là 37.487ha nằm trải dài trên địa bàn huyện Phú Lộc, Nam Đông.
Trong hàng chục cung điện ở khu vực Đại nội (thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), điện Thái Hòa là ngôi điện lớn nhất, đẹp nhất và có vị trí trang trọng nhất. Điện Thái Hòa được coi là “trái tim” của Hoàng thành Huế không chỉ bởi vị trí hay kiến trúc, mà còn bởi nơi đây đặt ngai vàng của nhà vua - biểu tượng quyền lực của vương triều phong kiến.
Khu vực “Hói Dừa, Hói Mít” của Lăng Cô (Phú Lộc) trước đây gần như biệt lập với thế giới bên ngoài bởi không có đường giao thông, không có điện lưới, mọi thiết chế hạ tầng, điều kiện phục vụ cho đời sống xã hội đều rất thiếu thốn.
Cửu vị thần công, hay Thần oai vô địch Thượng tướng quân cửu vị, là 9 khẩu súng thần công bằng đồng được đúc từ tháng 1/1803 đến tháng 1/1804, dưới thời vua Gia Long (1762-1820). Vật liệu đúc là toàn bộ vũ khí bằng đồng thu được của triều Tây Sơn, địa điểm đúc tại Kinh đô Phú Xuân (nay là thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Nhiều người đã từng trải nghiệm đều có thông điệp rằng: Đến Huế mà chưa đi đầm Chuồn thì coi như bạn chưa đến Huế. Ở đó bạn sẽ có trải nghiệm vô cùng thú vị khi được lênh đênh trên chiếc đò, băng qua hệ đầm phá tuyệt đẹp để ngắm bình minh vào sáng sớm hay hoàng hôn khi chiều về.
Ba La Mật là ngôi chùa gắn với tên tuổi của một nhân vật lịch sử thuộc dòng họ Nguyễn Khoa danh giá của đất Kinh đô: Nguyễn Khoa Luận (tức Viên Giác Đại sư). Cụ Nguyễn Khoa Luận sinh ngày 2/7 năm Giáp Ngọ (1834), mất ngày 27/6 năm Canh Tý (1900), thọ 66 tuổi. Cụ có tự là Đàm Trai, biệt hiệu là Văn Tử. Sau ngày đi tu, có đạo hiệu là Viên Giác Đại sư, pháp danh Thanh Chân.
Mùa hè thời điểm được xem là đẹp nhất của đầm Chuồn (xã Phú An, huyện Phú Vang). Khung cảnh bình minh hay hoàng hôn ở nơi đây chẳng khác gì một bức tranh thơ mộng.
Không thật đông vui như Thuận An và cũng chưa thể sánh bằng Vinh Thanh (Phú Vang), thế nhưng Quảng Công (Quảng Điền) lại hấp dẫn du khách bởi sự trong lành của biển, cung đường lãng mạn và cả những khám phá mới lạ.
Trong 3 ngày (16 - 18/6), người lao động trực tiếp trong ngành du lịch được tiêm vaccine phòng COVID-19. Đây được xác định là giải pháp căn cơ, mang tính chủ động để ngành du lịch Huế đón khách trong tâm thế an toàn trong thời gian đến.
Giữa đại ngàn A Lưới, khe Kiền vẫn giữ được nét hoang sơ, vẻ bình yên của chốn núi rừng. Những ngày Huế nắng nóng, làm một “tour giải nhiệt” ở đây, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thư thái, yêu đời.
Quốc lộ 1A kéo dài từ Bắc vào Nam, đi qua nhiều vùng miền tươi đẹp của đất nước, nhưng có lẽ không nơi nào hùng vĩ, ấn tượng như đèo Hải Vân. Đây là một địa danh đặc biệt, không chỉ về cảnh sắc mà còn mang đậm dấu ấn lịch sử.
Cơ Hạ Viên (Vườn Cơ Hạ) là một trong 5 khu vườn thượng uyển nằm trong hoàng cung Huế (gồm Cơ Hạ Viên, Hậu Hồ, Trường Ninh Cung, Ngự Viên và Thiệu Phương Viên).
Cung An Định là một trong số các công trình kiến trúc của Huế được Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Không chỉ mang tính đại diện tiêu biểu của phong cách kiến trúc Việt Nam trong giai đoạn tân cổ điển, cung An Định còn gắn liền với câu chuyện về cuộc đời hoàng hậu Nam Phương – hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam.
Bảo “trốn” có người không ưa, nghe có vẻ không đường đường chính chính. Tôi lại thích, nó gợi được sự tò mò khám phá khi mà về biển đâu chỉ có chuyện tắm biển!