Video Tạp chí Y tế và Sức khỏe cộng đồng

Bệnh nhân phải thực hiện phẫu thuật mổ lấy sỏi thận khi để sỏi quá to

Sỏi thận xuất hiện bởi sự tích tụ những tinh thể, cặn cứng tại thận. Mổ và tán là 2 phương pháp điều trị sỏi thận hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, tán sỏi thường được ưu tiên hơn bởi hiệu quả cao và mức độ xâm lấn của phương pháp này khá thấp.
14:07 - 21/10/2024

Bệnh nhân phải thực hiện phẫu thuật mổ lấy sỏi thận khi để sỏi quá to

Bệnh nhân ngoài 60 tuổi này phải nhập Bệnh viện Bưu điện cấp cứu vì đau bụng, sốt cao không hạ. Bệnh nhân được phát hiện sỏi thận với lượng sỏi lớn, bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật mở lấy sỏi thận. Phẫu thuật mở là chỉ định cuối cùng với những tình huống sỏi to. Khi phải thực hiện mổ sỏi chi phí điều trị của bệnh nhân sẽ cao hơn, vì thời gian điều trị hậu phẫu kéo dài hơn các phương pháp tán sỏi.

Phẫu thuật lấy sỏi thận thường gặp các biến chứng như chảy máu do nhiễm khuẩn sau phẫu thuật, rò nước tiểu có thể gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đồng thời cũng khiến sỏi tái phát. Viêm thận, bể thận cấp là dấu hiệu nhiễm khuẩn tiết niệu trên. Tắc mạch chi một trong các biến chứng nguy hiểm hàng đầu do hậu quả của quá trình sốc nhiễm trùng trong khi mổ sỏi thận. Với trường hợp không được chẩn đoán, điều trị kịp thời có thể gây hoại tử chi. Mặc dù biến chứng từ phẫu thuật là rất nhiều, tuy nhiên, số lượng bệnh nhân phát hiện muộn hoặc cố tình không xử lý sớm cũng khá cao, dẫn tới bắt buộc phải sử dụng biện pháp cuối là phẫu thuật lấy sỏi.

Sỏi thận khi còn nhỏ có thể làm sạch hiệu quả bằng các phương pháp tán sỏi ít xấm lấn, thậm chí không cần đụng đến dao kéo như tán sỏi ngoài cơ thể. Như vậy việc điều trị sẽ trở nên nhẹ nhàng, tâm lý thoải mái, sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng ít bị ảnh hưởng. 

Thực hiện: Mai Lan – Đức Thành