Biến chứng nguy hiểm của sán lá phổi gây ra cho trẻ nhỏ
Bệnh nhi này vừa nhập viện được 3 ngày nay với những biểu hiện tức ngực, khó thở, buồn nôn kèm theo sốt và chán ăn. Sau quá trình thăm khám và hội chẩn, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc sán lá phổi, cần được điều trị ngay.
Còn trường hợp bệnh nhi này, vì chủ quan và không nắm rõ thông tin về bệnh sán lá phổi, chỉ khi bệnh tiến triển nặng: sốt cao, nôn và suy nhược cơ thể bệnh nhi mới được chuyển đến bệnh viện Phổi Trung ương để điều trị và được chẩn đoán bị biến chứng sán lá phổi, tràn dịch màng phổi phải mổ để hút dịch màng phổi.
Bệnh sán lá phổi dễ nhầm với một số bệnh khác tại phổi như bệnh lao phổi, giãn phế quản, ung thư phổi. Chẩn đoán dựa vào triệu chứng bệnh như ho ra máu và/hoặc tràn dịch màng phổi nhưng ít sốt hoặc không sốt khi về chiều như bệnh ho lao. Bác sĩ khuyến cáo, người dân cần nâng cao nhận thức về căn bệnh này, cần nấu thức ăn chín, uống nước đun sôi, không ăn gỏi, món tái từ thủy sản tươi sống như tôm, cua. Với người bệnh bị sán lá phổi tự giác phòng bệnh cho người xung quanh, không để mầm bệnh phát tán ra môi trường bên ngoài, việc khạc nhổ cần thu gom và xử lý trong nhà vệ sinh sạch sẽ. Khi có các biểu hiện sốt, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, ngứa, phát ban cần đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời./.
Thực hiện: Hữu Quảng - Ngọc Toàn