Căn hầm nhỏ chứa một chiếc quách đơn giản và khối đá tròn, được tìm thấy lần đầu tiên vào đầu thế kỷ trước bên dưới đồi Capitoline, bên trong Công trường La Mã.
Tuy nhiên, các quan chức địa phương cho biết tầm quan trọng của phát hiện này chỉ trở nên rõ ràng sau các cuộc khai quật và nghiên cứu mới.
Ông Alfonsina Russo, người đứng đầu Công viên khảo cổ Colosseum, cho rằng, địa điểm này có lẽ có từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, và nằm ở khu vực cổ xưa nhất của thành phố - liên quan trực tiếp đến các ghi chép lịch sử về vị vua đầu tiên của Rome.
Đền thờ này nằm dưới lối vào Curia – một trong những nơi hội họp của Viện Nguyên lão – sau đó được biến thành một nhà thờ - nhằm tránh bị tháo dỡ lấy đá đi như các công trình khác.
Ngôi đền dưới lòng đất cũng nằm gần “Lapis Niger” – một phiến đá cẩm thạch cổ được người La Mã cổ đại tôn sùng và nằm phía trên một cột long thạch và có vẻ như sẽ nguyền rủa bất kỳ ai có ý định phá hoại.
Giám đốc công viên khảo cổ Russo cho biết, nhà thơ La Mã Horace và nhà sử học La Mã Marcus Terentius Varro có nhắc tới việc Vua Romulus bị chôn dưới “rostra” – bục diễn giả.
Các nhà khảo cổ không tìm thấy bất kì dấu vết xương người nào trong ngôi quách làm bằng đá núi lửa, nhưng theo một truyền thuyết, Vua Romulus đã hoá lên trời sau khi qua đời, trở thành Thần Quirinus – nghĩa là ông không bao giờ có mộ.
Cũng tương truyền, Vua Romulis và người anh em sinh đôi Remus là con trai thần Chiến tranh, bị bỏ rơi bên bờ sông Tiber, được một con sói con tìm thấy và cho ăn sữa.
Hai anh em được cho là đã dựng nên thành Rome vào năm 753 trước Công nguyên và trong trận chiến một mất một còn, Vua Romulus đã giết Remus để giành quyền cai trị thành Rome./
Mời quý vị xem các chương trình Click - Khám phá thế giới đã phát sóng của Vietnam Journey tại đây./.