Tác giả Hoàng Đạo Thúy là nhà giáo dục, biên khảo, nhà hoạt động văn hóa xã hội nổi tiếng ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ 20. Trong sách, ông không chỉ xác định mục đích của nghề giáo là: "Đem lũ trẻ con người ta trao cho, mà rèn giũa sao cho nên người, nên người có hiếu…” mà ông còn chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp giáo dục đúc rút từ sách vở và chính trải nghiệm làm thầy của mình.
Nghề giáo trong con mắt Hoàng Đạo Thúy không chỉ là dạy học mà là khai sáng kiêm hoạt động xã hội. Theo ông, người thầy phải "đủ lòng yêu trẻ", "đủ lòng tin ở vận mệnh nước mình, ở xã hội này có thể thái bình và tốt đẹp được", từ đó "cả quyết rằng việc giáo dục thanh niên là việc mình, là cả đời mình".
Sau gần 80 năm, đa số vấn đề tác giả đặt ra, bàn luận cho đến hôm nay vẫn còn mới mẻ. Đúng như nhà nghiên cứu Nguyễn Quốc Vương đã viết trong lời giới thiệu cuốn sách: “Nếu loại trừ cách dùng từ ngữ cổ kính mang dấu ấn thời đại đã qua, thay vào đó bằng một số từ đang được dùng phổ biến, ta sẽ thấy cuốn sách như được viết cho chính những người đang làm "nghề thầy" trong thế kỷ 21”.
Mời quý vị xem các chương trình Sách và cuộc sống đã phát sóng tại đây./.