Video Tạp chí Y học và Sức khỏe cộng đồng

Người già dễ bị gẫy xương do loãng xương

Loãng xương là một bệnh không có triệu chứng cho đến khi người bệnh bị gãy xương. Do đó, loãng xương được gọi là "căn bệnh thầm lặng" hay "kẻ giết người thầm lặng".

15:28 - 27/05/2024

Người già dễ bị gẫy xương do loãng xương

Cụ ông này chỉ vì một tư thế xoay người nhanh khi làm công việc nhà mà xương của ông đã bị gẫy. Không ngã, không va đập mạnh vậy mà không ít người cao tuổi đã bị gẫy xương vì những tư thế rất đơn giản đó là xoay người. Trong khi với người già thì việc lành xương sau phẫu thuật là rất khó khăn. Phần lớn những vết thương về xương khớp sẽ để lại di chứng như đi lại, vận động khó khăn, đau khi trở trời. Cụ ông này được các bác sỹ kết luận gẫy xương là do bị loãng xương.

Theo khảo sát trên toàn thế giới, hàng năm có đến hơn 8,9 triệu ca gãy xương. Cứ mỗi 3 giây trôi qua thì có 1 trong 5 nam giới và 1 trong 3 phụ nữ trên 50 tuổi bị loãng xương làm gãy xương. Theo dữ liệu sơ bộ của Viện Dinh dưỡng Việt Nam, bệnh loãng xương ảnh hưởng đến 1 trong 8 nam giới và 1 trong 3 phụ nữ trên 50 tuổi. Mỗi năm, nước ta ước tính có đến có 2,5 triệu người bị loãng xương và hơn 150.000 người bị nứt hoặc gãy xương do căn bệnh này.     

Loãng xương ở người cao tuổi là một bệnh lý phổ biến, chỉ xếp sau các bệnh lý tim mạch. Người cao tuổi thường bị gẫy xương do loãng xương là biến chứng hay gặp nhất và cũng làm giảm chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi. Vì vậy, việc tầm soát bệnh loãng xương để bù đắp những vitamin và khoáng chất cần thiết kịp thời là rất quan trọng để phòng và tránh bệnh loãng xương./.

Thực hiện: Mai Lan - Sỹ Thành