Tác giả đã tập trung soi chiếu sự chuyển thể từ truyện ngắn Việt Nam sau năm 1986 sang điện ảnh, với mong muốn thể hiện “sự hồi đáp của tôi về phim chuyển thể”.
Cuốn sách có 8 chương nghiên cứu chuyên sâu theo lý thuyết tự sự học. Nguyễn Văn Hùng đã vận dụng nhiều lý thuyết như: chuyển thể/ cải biên học, phiên dịch học, liên văn bản, văn hóa học, giải cấu trúc/ giải kiến tạo, phê bình nữ quyền, phê bình cổ mẫu, phê bình kí hiệu học... để chỉ rõ cơ chế liên đới giữa truyện ngắn và điện ảnh.
Cuốn sách thể hiện cái nhìn tinh tế, đa chiều, toàn diện và sâu sắc của một nhà nghiên cứu chuyên nghiệp; đồng thời cho người đọc thấy rõ ý thức trách nhiệm, bản lĩnh nghề nghiệp của một người làm nghệ thuật: không ngại khó, dám tư duy tìm tòi khám phá những vùng đất lạ.
Cuốn sách là một trong số ít những công trình nghiên cứu khá công phu và hiếm hoi về mối quan hệ giữa điện ảnh và truyện ngắn. Vì thế đây là nguồn tư liệu quý cho những người yêu văn học, các nhà biên kịch điện ảnh.
Mời quý vị xem các chương trình Sách và cuộc sống đã phát sóng tại đây./.