Video Tạp chí Y tế và Sức khỏe cộng đồng

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt ở trẻ

Hội chứng bàn chân bẹt là một tình trạng phổ biến ở trẻ em nhưng dễ bị bỏ qua. Hội chứng bẹt chân có thể gây ra các vấn đề xương khớp nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tầm vận động của trẻ.
18:28 - 30/09/2024

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt ở trẻ

Cách đây khoảng 3 tháng, thấy 2 cháu khi di chuyển đôi chân không được thẳng, hay ngã, gia đình đã đưa đi khám và được các bác sĩ chẩn đoán bị bàn chân bẹt mềm linh hoạt. 

Theo các chuyên gia y tế, bàn chân bẹt ở trẻ em là tình trạng lòng bàn chân bằng phẳng, không có lõm cong tự nhiên khi đứng trên mặt sàn. Hầu hết trẻ sơ sinh đều có bàn chân bẹt (không có vòm bàn chân) do cấu trúc bàn chân của trẻ chủ yếu là các mô mềm. Khi trẻ đến độ tuổi từ 2 đến 3 tuổi, vòm bàn chân sẽ bắt đầu phát triển hoàn thiện. Ở giai đoạn này, nếu hõm bàn chân của trẻ vẫn chưa phát triển thì trẻ đã mắc chứng bàn chân bẹt.

Ngoài các phương pháp điều trị như dùng thuốc, phẫu thuật, sử dụng các dụng cụ chỉnh hình, các bài tập vận động cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phục hồi bàn chân bẹt ở trẻ. 

Bàn chân là nền tảng nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Chứng bàn chân bẹt có thể khiến các xương tại cẳng chân xoay khi đi lại, chạy nhảy. Tình trạng này khiến khớp gối bị xoay và lệch, từ đó dẫn tới tình trạng đau và viêm, thậm chí là thoái hóa khớp gối sớm. Vì vậy, khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu bàn chân bẹt, bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám, chữa trị kịp thời.

Thực hiện: Hồng Thúy – Đức Thành