Theo Tổ chức Y tế Thế giới, rượu bia đứng hàng thứ 5 trong 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên toàn cầu và còn là nguyên nhân của nhiều bệnh không lây nhiễm nguy hiểm khác. Về mặt tác hại, uống rượu bia gây ra các hậu quả cấp tính hoặc mạn tính, ảnh hưởng tới cả người uống, người xung quanh cũng như cộng đồng xã hội.
Một số tác hại có thể xảy ra ngay sau khi uống như chấn thương, gây tai nạn giao thông hay ngộ độc rượu bia... Một số tác hại khác diễn ra từ từ và kéo dài như gây các tổn thương mạn tính đối với sức khỏe (mắc bệnh ung thư, bệnh lý tim mạch, xơ gan, rối loạn tâm thần, sa sút trí tuệ, ngộ độc bào thai do bà mẹ sử dụng rượu bia…) hay các vấn đề xã hội lâu dài như tác hại đối với gia đình, suy giảm chất lượng nhân lực, chất lượng dân số, phá vỡ các mối quan hệ gia đình, xã hội.
Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia đã được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 14/6/2019 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020 đã mang lại tín hiệu tích cực đối với xã hội.
Mời quý vị cùng theo dõi cuộc trao đổi với chủ đề “Sau 1 năm Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia đi vào cuộc sống” với bà Trần Thị Trang - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - thành viên ban soạn thảo, Tổ phó Tổ biên tập Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia và Đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Tuyên truyền và Điều tra, Giải quyết Tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát Giao thông.
Mời quý vị xem các chương trình Vấn đề và Bình luận đã phát sóng tại đây./.