Video Phóng sự VOV

Thái Bình: Đánh thức tiềm năng kinh tế biển

Là đầu mối giao thông quan trọng với hệ thống giao thông thuỷ, bộ, đường sắt liên thông, Thái Bình rất thuận lợi cho việc giao thương kinh tế biển, giúp phát triển kinh tế đất nước, đồng thời góp phần giữ gìn chủ quyền, biển đảo Tổ quốc Việt Nam.
22:48 - 31/10/2023

Thái Bình là tỉnh ven biển, thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng. Đường bờ biển dài 52km, và 4 sông lớn chảy qua địa phận của tỉnh: Phía bắc và đông bắc có sông Hóa dài 35,3 km, phía bắc và tây bắc có sông Luộc (phân lưu của sông Hồng) dài 53 km, phía tây và nam là đoạn hạ lưu của sông Hồng dài 67 km, sông Trà Lý (phân lưu cấp 1 của sông Hồng) chảy qua giữa tỉnh từ tây sang đông dài 65 km.

Nổi tiếng là đầu mối giao thương quan trọng nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Thái Bình được xác định là một vùng kinh tế động lực, là một trong những trung tâm phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.

Với đặc điểm là vùng biển bồi, trước những năm 1980 vùng ven biển tỉnh Thái Binh chủ yếu là bãi triều ngập nước, hầu hết các diện tích ngập nước trở thành nơi sinh kế, nuôi trồng thủy sản, một số khu vực được bồi tụ phù sa có tiềm năng để trồng rừng ngập mặn.

Năm 2014, với mong muốn tập trung phát triển rừng trên các diện tích bãi triều nhằm giữ đất, chống biến đổi khí hậu, tạo sinh kế cho người dân, hướng tới hình thành khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước... tỉnh Thái Bình đã ban hành Quyết định số 2159/QĐ-UBND ngày 26/9/2014 phê duyệt Đề án xác lập diện tích rừng ngập mặn có diện tích 12.500 ha với tên gọi Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải. Phạm vi, ranh giới, quy mô của khu bảo tồn này chỉ mang tính định tính, chưa được xác định bằng các biện pháp nghiên cứu đo đạc có tác dụng định hướng để tỉnh tìm nguồn lực, xây dựng kế hoạch và triển khai phát triển rừng ven biển.

Trong gần 10 năm qua, tỉnh Thái Bình rất chú trọng và sử dụng đúng mục đích, tôn chỉ và các quy định của Công ước Ramsar, Khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng, được UNESCO công nhận năm 2004, coi trọng công tác bảo vệ phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển kinh tế tạo sinh kế cho người dân ven biển bằng các việc làm cụ thể: Chú trọng việc bảo tồn và sử dụng có hiệu quả toàn bộ diện tích vùng đất ngập nước được UNESCO công nhận trên địa bàn huyện Thái Thụy và huyện Tiền Hải cũng như khu vực ngoài biển khơi cách bờ biển 6 hải lý; duy trì, phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn, nuôi trồng thủy sản trên khu vực bãi triều ven biển gắn bảo vệ môi trường và phòng, chống thiên tai có hiệu quả tạo sinh kế cho người dân ven biển.

Trên cơ sở các đặc trưng phân hóa lãnh thổ, có thể nhận thấy Thái Bình có không gian biển với các tiềm năng phát triển riêng có. Được thiên nhiên ưu đãi,với vùng lãnh hải rộng lớn đã tạo cho Thái Bình nguồn lợi thủy sản phong phú và các bãi biển đẹp như bãi biển Đồng Châu (huyện Tiền Hải), khu du lịch sinh thái biển Cồn Vành, Cồn Thủ cách bãi biển Đồng Châu 7km về phía Đông và khu du lịch sinh thái Cồn Đen (huyện Thái Thụy) cách thành phố Thái Bình 40km. Các bãi biển ở đây được đánh giá là khá hoang sơ với những triền cát trải dài phẳng mịn, bãi biển thoai thoải, sóng êm, những hàng phi lao xanh ngắt và lộng gió.

Tháng 12 năm 2004, UNESCO đã quyết định công nhận khu du lịch sinh thái Cồn Vành và khu du lịch sinh thái Cồn Đen nằm trong khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Nơi đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn khá phong phú với nhiều loại thực vật, hải sản có giá trị và các...