Video Sách và cuộc sống

Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam

Văn hoá tín ngưỡng chính là sự gắn kết từ một hình thức tín ngưỡng nào đó, rồi tích hợp các giá trị văn hoá khác như có liên quan. Cuốn “Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam” tập hợp rất nhiều kiến thức không chỉ về các tín ngưỡng ở Việt Nam mà còn về các thuyết âm dương ngũ hành, vũ trụ.
15:46 - 16/07/2020

Cuốn sách "Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam của tác giả Nguyễn Hạnh là tác phẩm biên khảo về tín ngưỡng của người Việt khởi từ thời dựng nước với khái niệm thờ: trời, đất, tổ tiên. Những niềm tin dân gian của ông bà ta xưa vẫn còn lưu truyền đến ngày nay thông qua kho tàng ca dao. Tiếp đến là sự giao thoa văn hóa với 4 tôn giáo lớn ở Việt Nam là Nho, Phật, Lão, Công Giáo. Chính sự giao thoa giữa tín ngưỡng dân gian Việt Nam và 4 tôn giáo lớn này đã hình thành nên nhiều tôn giáo bản địa như Cao Đài, Hòa Hảo, Hòa Đồng Tôn Giáo. Sự giao thoa, tiếp thu và chọn lọc đó đã làm nên một đặc sắc trong chiều kích tâm linh đó là các tôn giáo du nhập phải được điều chỉnh và chứa đựng được yếu tố tín ngưỡng của người Việt. Chính những ảnh hưởng giao thoa này góp phần tạo nên bản sắc văn hóa, tín ngưỡng của người Việt xuyên suốt từ thuở dựng nước đến nay. 

Cuốn sách ngoài nói về các tín ngưỡng ở Việt Nam, các triết lý âm dương, thuyết ngũ hành, còn đề cập đến các vấn nạn về vũ trụ quan và nhân sinh quan. Tất cả đã được tác giả nghiên cứu, soi rọi dưới góc nhìn đa chiều, giúp độc giả có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Đây sẽ là cuốn sách cần thiết để người đọc tìm hiểu về cội nguồn tín ngưỡng của người Việt.

Để tìm hiểu rõ hơn về cuốn sách thú vị này, chúng ta hãy cùng trò chuyện với ông Dương Văn Sáu, Trưởng Khoa Văn hóa – Du lịch, Đại học Văn hóa Hà Nội.

Mời quý vị đón xem chương trình Sách và cuộc sống đã phát sóng tại đây./.