Một nhóm nghiên cứu người Nga đã phát hiện ra hạt giống của loài cây này vài năm trước, chúng thuộc giống hoa mang tên Silene stenophylla. Các nhà khoa học đã tách mô của hạt giống ở độ sâu 20-40 mét trong khối băng luôn ở âm 7 độ C. Họ đã nuôi cấy mô này, nó đâm rễ và đã nảy mầm thành công. Sau đó họ trồng vào chậu và để trong nhà kính. Hiện nay, giáo sư Margit Laimer thuộc trường ĐH Tài nguyên thiên nhiên và khoa học đời sống ở Áo, đang tìm cách giải mã bộ gien của loài cây cổ này.
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học tìm hiểu xem loại gien này có gì đặc biệt, những gien khác có ảnh hưởng tới nó như thế nào và những phần khác nhau của bộ gien này điều phối với nhau ra sao, họ hi vọng sẽ tìm ra nguyên nhân vì sao hạt giống của loài cây này vẫn hồi sinh được sau 32.000 năm.
Các nhà khoa học Nga cho biết, hạt giống này được tìm thấy khi họ khai quật lớp băng bên bờ sông Kolyma, gần nơi tìm thấy dấu tích voi ma mút hóa thạch./.
Mời quý vị xem các tin tức đã phát sóng tại đây./.