Tuy nhiên, giá bán sản phẩm yến của các hộ nuôi ở Kiên Giang lại chỉ bằng 1/3, thậm chí là 1/5 so với những địa phương khác đã xây dựng được thương hiệu như là Khánh Hòa, Quảng Nam.
Năm 2013, anh Trần Quốc Phương bắt đầu nuôi chim yến lấy tổ. Đến năm 2016, nhận thấy việc bán tổ yến thô cho thương lái không hiệu quả, anh đã mạnh dạn mời chuyên gia kỹ thuật từ Malaysia về đào tạo cho nhân viên để làm ra sản phẩm tổ sạch, hình thức đẹp, chất lượng tốt. Đồng thời, anh chuyển hướng từ bán cho thương lái sang tự quảng bá, bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng.
Tuy nhiên, có một thực tế là những hộ kinh doanh dám nghĩ, dám làm như anh Phương ở Kiên Giang chưa nhiều, trong đó, nguyên nhân chính là do thiếu vốn đầu tư.
Nếu như năm 2013 toàn tỉnh Kiên Giang chỉ có 270 hộ nuôi yến thì đến nay đã tăng lên là gần 2.900 nhà yến. Nuôi yến, sản xuất các sản phẩm từ yến cũng dần trở thành một nghề có đóng góp kinh tế cao cho ngành nông nghiệp của tỉnh. Chính vì vậy, sớm tính toán để xây dựng thương hiệu yến Kiên Giang nhằm nâng cao giá trị sản phẩm là điều rất cần các ngành chức năng quan tâm./.
Mời quý vị xem các tin tức đã phát sóng tại đây./.