Đồng thời đề nghị Cơ quan soạn thảo cần cụ thể hơn về quy trình, thẩm quyền, chế độ, chính sách, quản lý nhà nước, phối hợp giữa các cơ quan, trên cơ sở các quy định đã và đang thực hiện.
Đa số ý kiến nhất trí sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội về tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc nhằm thể chế hóa các Nghị quyết của Đảng, quy định của Hiến pháp và đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Đồng thời cho rằng, Hồ sơ dự thảo Nghị quyết được chuẩn bị công phu, đầy đủ, đáp ứng quy trình của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đủ điều kiện thông qua tại Kỳ họp thứ 10 theo quy trình một kỳ họp.
Một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm cho ý kiến là chế độ, chính sách cho các cán bộ, chiến sỹ của Việt Nam tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Một số ý kiến cho rằng, việc tham gia nhiệm vụ của lực lượng này thường xuyên tại các khu vực khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, do đó, cần thiết phải có chính sách riêng, thể hiện được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với lực lượng mới, làm nhiệm vụ có tính chất đặc biệt.
Cũng tại phiên thảo luận, các đại biểu đã cho ý kiến về các nội dung liên quan đến thẩm quyền, trách nhiệm quản lý, chỉ huy, điều hành giữa Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và cơ quan khác có liên quan trong xây dựng lực lượng; sự phối hợp giữa các Bộ, ngành Trung ương và địa phương, tạo thuận lợi trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện việc tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc nói chung.
Vũ Khuyên - Chí Phương
Mời quý vị xem các tin tức đã phát sóng tại đây./.