Lữ Mai được coi là một cây bút gắn bó với hình tượng người lính khi những năm gần đây, Lữ Mai liên tiếp cho ra mắt các tác phẩm về biển đảo, về những người lính biên phòng. Trên nền câu chuyện về những cựu chiến binh đi tìm hài cốt đồng đội thuộc “Trung đoàn mũ sắt”, tác phẩm “Chư Tan Kra Mây trắng” của Lữ Mai là lời tri ân tới các thế hệ cha anh.
“Chư Tan Kra Mây trắng” là hành trình của những người cựu chiến binh đi tìm đồng đội còn nằm lại chiến trường, với những nỗi đau, những xót xa của người ở lại. Từng câu từ trong trường ca như gói trọn tấm lòng của thế hệ hôm nay gửi tới những người đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc.
Năm 1968, trên dãy núi Chư Tan Kra huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, gần 200 người lính Hà Nội thuộc Trung đoàn 209, còn có tên gọi quen thuộc là trung đoàn mũ sắt đã chiến đấu quả cảm và anh dũng hi sinh trong cuộc giao tranh ác liệt với Mỹ tại điểm cao 995. Hơn 50 năm trôi qua, những người lính may mắn trở về sau cuộc chiến năm xưa đã bước sang tuổi thất thập, những chưa bao giờ nguôi đi nỗi nhớ những đồng đội còn nằm lại, cảm xúc đó, tình cảm đó khó diễn tả được thành lời. Là một trong những độc giả khi đọc tác phẩm “Chư Tan Kra Mây trắng”, nhạc sỹ Nguyễn Thụy Kha chia sẻ.
Tác phẩm “Chư Tan Kra Mây trắng” của nhà văn Lữ Mai bao gồm tình cảm, sự tri ân, sự gửi gắm và sách để trong đó nói lên sự biết ơn, sự trân trọng với bao gian khó của thế hệ cha anh, người còn nằm lại chiến trường, người trở về thì chưa một ngày nào yên giấc cho dù hơn 50 năm trôi qua.
Thực hiện: Lục Hường, Ngọc Toàn
Mời quý vị xem các tin tức đã phát sóng tại đây./.