Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực UBVHGD thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội - một người nghiên cứu lâu năm trong lĩnh vực văn hóa, cho rằng, văn hóa hoàn toàn có khả năng khơi dậy khát vọng xây dựng đất nước thông qua việc trở thành nền tảng tinh thần, hệ điều tiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc, văn hóa chính là một trong những trụ cột quan trọng nhất.
Từ quan điểm của Đảng cũng như thực tế cho thấy, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển của đất nước. Như vậy, nếu không nhận thức và đặt đúng vị thế của văn hóa, sẽ tạo ra những hệ lụy cho sự phát triển của văn hóa nói riêng, cũng như đời sống xã hội nói chung, mà đặc biệt là sự phát triển kinh tế của đất nước.
Kết hợp chặt chẽ, hợp lý phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, con người là vấn đề được Báo cáo chính trị và các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục đề cập một cách nhất quán với những nhận thức mới. Văn hóa có vai trò quan trọng với tư cách là nhân tố trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển kinh tế.
Tiềm năng phát triển của mỗi quốc gia gồm nhiều yếu tố, mà yếu tố quyết định là văn hóa, được thể hiện qua năng lực sáng tạo, trí tuệ, tài năng, đạo đức của con người ở quốc gia đó. Văn hóa khơi dậy mọi tiềm năng sáng tạo của con người, quyết định sự tăng trưởng và phát triển bền vững. Vì vậy, trong xã hội hiện đại, các yếu tố nền tảng của văn hóa, nếu được khai thác, phát huy sẽ trở thành một động lực to lớn đối với sự phát triển kinh tế đất nước.
Thu Hương - Minh Quân - Quốc Hùng
Mời quý vị xem các tin tức đã phát sóng tại đây./.