CÓ NÊN THAY BRT BẰNG ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ?
Tuyến xe buýt nhanh BRT số 01 Kim Mã – Hà Đông được thành phố Hà Nội đưa vào sử dụng tháng 12/2016 với tổng mức đầu tư khoảng 1.100 tỷ đồng. Dự án được thực hiện bằng vốn vay của Ngân hàng Thế giới với mục tiêu cải thiện tình trạng ùn tắc, ô nhiễm; làm nền tảng phát triển hạ tầng giao thông công cộng; thúc đẩy người dân chuyển từ xe cá nhân sang phương tiện công cộng. Tuy nhiên, sau gần 6 năm vận hành, tuyến BRT chưa đáp ứng được kỳ vọng vì lưu lượng xe cá nhân lớn và cần thêm thời gian để chứng minh thêm năng lực.
Hà Nội đã đưa tuyến buýt nhanh BRT 01 vào vận hành được 7 năm. Theo thống kê của Sở GTVT Hà Nội đây vẫn là tuyến buýt có sản lượng khách cao nhất toàn mạng lưới. Dù vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều nhưng thống kê đó cho thấy xe buýt nhanh BRT là lựa chọn tốt cho một trục giao thông đông đúc và hạ tầng eo hẹp như Tố Hữu - Lê Văn Lương. Do đó, có ý kiến cho rằng, việc duy trì tuyến BRT song song bên dưới tuyến đường sắt đô thị đóng vai trò rất lớn trong việc gom khách và tăng khả năng kết nối cho tuyến này.
Về quan điểm của các chuyên gia, trước mắt cần tiếp tục duy trì hoạt động loại hình BRT, cùng với đó kết hợp các giải pháp về tổ chức giao thông phù hợp để thu hút người dân tham gia. Nếu đầu tư xây dựng một tuyến đường sắt đô thị trên trục Tố Hữu - Lê Văn Lương cần được nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi quyết định đầu tư.
Theo quy hoạch đến năm 2030, Hà Nội sẽ có 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng chiều dài 417 km, trong đó đi trên cao 342 km, ngầm 75 km. Hiện chỉ có tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông vận hành thương mại. Tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội dự kiến khai thác đoạn trên cao dịp 30/4/2024 và chạy toàn tuyến vào năm 2027. Sau khi tổ chức lấy ý kiến nhân dân, dự thảo đề án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065 sẽ được hoàn thiện trình Chính phủ xem xét cho ý kiến vào tháng 12 và trình Quốc hội xem xét thông qua trong năm 2024.
Thực hiện: Thu Hương – Chí Phương