Cường giáp thai kỳ
Trong quá trình mang thai, ở tuần thứ 12 chị Nguyễn Thị Ngọc, Chương Mỹ, Hà Nội cảm thấy thể trạng không tốt, thường xuyên nôn nhiều và có những biểu hiện bất thường như: khó thở,nôn nhiều, ho và sốt. Được chồng đưa đi khám ở phòng khám ngoài, bác sĩ chỉ chẩn đoán do mang thai đôi nên mới có những biểu hiện như vậy. Chỉ khi sản phụ nôn ra máu người nhà mới đưa vào nhập viện cấp cứu và được bác sĩ chẩn đoán bị rối loạn nội tiết dẫn đến cường giáp thai kỳ.
Cường giáp thai kỳ là bệnh nội tiết phổ biến thứ hai sau bệnh đái tháo đường với tỷ lệ gặp ở phụ nữ mang thai chiếm 5%. Vì các hóc môn tuyến giáp ảnh hưởng đến một số hệ thống cơ thể khác nhau, các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến các cơ quan khác nhau. Thai phụ mắc cường giáp thường có các biểu hiện như tăng cân không đều, tim đập nhanh, nôn nhiều bất thường.
Bệnh lý cường giáp thai kỳ hoàn toàn được chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Những trường hợp phát hiện muộn sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và con, tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu và sinh non.
Để phòng tránh bệnh, các bác sĩ khuyến cáo thai phụ cần tìm hiểu về các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh như tình trạng nội tiết, có tiền sử bị bệnh ở lần mang thai trước, có người trong gia đình mắc bệnh cường giáp hoặc nội tiết tuyến giáp. Nâng cao thói quen tập thể dục trước và trong khi mang thai ăn các thực phẩm lành mạnh, chọn thực phẩm đa dạng với nhiều chất xơ, ít chất béo và calo. Khi có thai,cần đi khám thai đúng lịch, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để có thể có các biện pháp can thiệp kịp thời.
Thực hiện: Hữu Quảng – Đức Thành