Video Tin trong nước

Đồng bằng sông Cửu Long: Quản lý tích hợp để phát triển bền vững

Vì sao đồng bằng sông Cửu Long cần quy hoạch tích hợp? Tích hợp những gì, tích hợp đến đâu để không cứng nhắc? Quản lý tích hợp – chiến lược lâu dài cho vùng đồng bằng sông Cửu Long là gì?
16:20 - 02/12/2020

Đây là 3 chủ đề được các đại biểu thảo luận trong buổi tọa đàm trực tuyến “Quản lý tích hợp – thách thức đối với phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long” do báo Người đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 01/12 tại Hà Nội.

Đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước, tuy nhiên, cũng chính vì vai trò quan trọng đó mà vùng có quá nhiều quy hoạch với những mục tiêu phát triển không gắn với nguồn lực và đặc thù của vùng. Hơn 2.500 quy hoạch, trong đó có 22 quy hoạch cấp vùng dẫn đến chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu liên kết và không đồng bộ. 

Nhiều chuyên gia cho rằng, yêu cầu đặt ra cho quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu là phải quy hoạch vùng tích hợp, hướng đến phát triển kinh tế - xã hội - môi trường bền vững, phù hợp với đặc thù của vùng. 

Từ ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý có thể thấy rằng để giải quyết chủ trương phát triển bền vững cho vùng đồng bằng sông Cửu Long, cần phải có quy hoạch tích hợp cho vùng sao cho thích ứng với điều kiện sản xuất, tập quán vùng, miền. Quan trọng hơn cả, quy hoạch không thể gỉai quyết riêng lẻ, mạnh ai nấy làm, đi theo con đường riêng của mình.

Từ quy hoạch tích hợp, mới có thể quản lý phát triển dựa vào quy hoạch tích hợp đã được phê duyệt. Quản lý tích hợp sẽ loại bỏ tính cục bộ theo ngành, theo địa phương. Đồng thời cũng là căn cứ để điều phối và phân bổ nguồn lực phát triển cho vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Thu Hương - Lê Thanh

Mời quý vị xem các tin tức đã phát sóng tại đây./.