Giảm căng thẳng, hạn chế rủi ro cho người lao động
Tai nạn lao động trong quá trình làm việc khiến chị Vũ Thị Ánh (xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) bị cụt 1/3 cẳng tay phải. Không còn khả năng lao động, thậm chí làm việc nhà cũng khó khăn, chị Ánh cảm thấy cuộc sống của mình rơi vào bế tắc.
Theo số liệu từ 62/63 tỉnh, thành phố, trong năm 2022, cả nước có hơn 7.700 vụ tai nạn lao động. Con số này đã tăng khoảng 1.200 vụ, tương đương hơn 18%, so năm 2021.
Không chỉ đối mặt với những rủi ro về tai nạn lao động, căng thẳng tại nơi làm việc cũng đang trở thành yếu tố nguy cơ cao nhất làm suy giảm sức khỏe người lao động. Một nghiên cứu đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần của 200 nữ công nhân thuộc lĩnh vực dệt may gần đây cho thấy có 28% người có biểu hiện căng thẳng nghề nghiệp mức độ trung bình và 18,5% người có biểu hiện trầm cảm ở các mức độ khác nhau.
Khi người lao động gặp căng thẳng tại nơi làm việc không chỉ gây hại cho sức khỏe của chính họ mà còn làm giảm năng suất của doanh nghiệp, thiệt hại kinh tế cả trực tiếp lẫn gián tiếp...Vì vậy mục tiêu “cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc” được đặt ra trong Tháng hành động An toàn vệ sinh năm nay là vô cùng cần thiết thúc nhằm đẩy sự quan tâm nhiều hơn của toàn xã hội tới vấn đề cấp bách này./.
Thực hiện: Minh Quyên – Ngọc Toàn