Dù có các sản phẩm này đã được chứng nhận về chất lượng và được người tiêu dùng tin dùng, thế nhưng, dịch COVID-19 đã làm cho nhiều chủ doanh nghiệp có sản phẩm OCOP vẫn phải loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm cũng như duy trì sản xuất.
Trước khi có dịch COVID-19, sản phẩm ống hút từ rau củ quả của HTX này đã được tiêu thụ rất tốt cả trong và ngoài nước thế nhưng khi dịch COVID-19 bùng phát đến lần thứ 4 thì mọi hoạt động của đơn vị đều đình trệ. Sản phẩm tiêu thụ chậm đồng nghĩa với việc dư thừa nguồn nguyên liệu đầu vào là các loại rau, củ quả. Do vậy, HTX đã phải tìm cách để duy trì hoạt động của mình.
Các sản phẩm OCOP dù có chất lượng tốt và được nhiều người tiêu dùng tin dùng nhưng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ. Trong bối cảnh đó, nhiều đơn vị đã chuyển đổi từ việc bán hàng trực tiếp qua bán hàng online, sử dụng các công nghệ số để gia tăng kết nối và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.
Để hỗ trợ việc tiêu thụ các sản phẩm OCOP có chất lượng, Văn phòng điều phối NTM TP. Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động như tập huấn kỹ năng tiếp thị và bán hàng trên môi trường số cho các chủ thể OCOP, xúc tiến và thí điểm mô hình “Chợ đêm trên mây” – kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền trên nền tảng số.
Việc thực hiện mô hình “Chợ đêm trên mây” bước đầu đã đem lại hiệu quả tích cực. Tiếp nối chuỗi thành công này, Văn phòng điều phối NTM TP. Hà Nội sẽ tiếp tục duy trì các phiên “Chợ đêm trên mây” vào các tối thứ 6 hàng tuần và kỳ vọng sẽ thay đổi phương thức tiêu thụ và thói quen tiêu dùng của người dân, bảo đảm ổn định chuỗi giá trị nông sản trong bối cảnh dịch Covid-19.
Thực hiện: Tiến Dũng – Lê Hải
Mời quý vị xem các tin trong nước đã phát sóng tại đây./.