“Khát” sinh viên của các ngành khoa học cơ bản
Rất nhiều sinh viên coi việc lựa chọn các ngành khoa học cơ bản chỉ là phương án cuối cùng vì lo khó tìm được việc làm sau khi ra trường. Chính vì vậy, một số ngành học như Tôn giáo, Chính trị, Lịch sử, Triết học… luôn có tỷ lệ tuyển sinh thấp hơn so với các ngành khác.
Để giải quyết bài toán này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển các ngành công nghệ cao trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong đó, đáng chú ý là đề xuất cơ chế Nhà nước đầu tư, đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc hỗ trợ trực tiếp cho người học đối với các ngành thiết yếu nhưng khó tuyển...
Ngoài ra, các trường cũng đã chủ động đưa ra nhiều chính sách ưu đãi như học bổng, miễn học phí, ưu tiên tham gia nghiên cứu khoa học… để thu hút sinh viên.
Theo các chuyên gia về giáo dục, các chính sách hỗ trợ là cần thiết, nhưng chưa đủ. Giải pháp căn cơ và lâu dài nhất đó là Nhà nước cần đẩy mạnh dự báo về nhu cầu lao động trong tương lai để học sinh thấy rõ được cơ hội nghề nghiệp, vị trí việc làm từng ngành nghề./.
Thực hiện: Thúy Vy – Chí Phương