Video Tin trong nước

Kiên Giang: Đẩy mạnh hợp tác liên kết với các tỉnh thành trong vùng theo chỉ đạo điều phối vùng ĐBSCL

Thời gian qua, Kiên Giang xây dựng nhiều chương trình đẩy mạnh hợp tác liên kết với các tỉnh thành trong vùng theo chỉ đạo diều phối cùng Đồng bằng sông Cửu Long
15:16 - 12/12/2024

Kiên Giang: Đẩy mạnh hợp tác liên kết với các tỉnh thành trong vùng theo chỉ đạo điều phối vùng ĐBSCL

Các địa phương trong vùng phối hợp xây dựng các đề án, thoả thuận phối hợp, liên kết phát triển kinh tế - xã hội; phối hợp ban hành và thực hiện chính sách thu hút đầu tư, xúc tiến đầu tư, ưu tiên các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh.. Riêng với vùng ĐBSCL, với những nét đặc thù về điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội, môi trường, trong giai đoạn phát triển mới, để bảo đảm cho vùng phát triển nhanh và bền vững, một trong những nhiệm vụ hàng đầu đặt ra là phải “tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng; liên kết vùng phải trở thành quan điểm chỉ đạo, chiến lược dẫn dắt sự phát triển toàn vùng và từng địa phương trong vùng.

Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam có sự phát triển nhanh, tăng trưởng mạnh về lượng khách nội địa và khách quốc tế, mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Để góp phần duy trì sự phát triển ổn định cho ngành du lịch nước nhà và khẳng định thương hiệu của mình trên trường quốc tế, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã có những đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung đó. Hiên toàn Vùng có nhiều dự án đầu tư với quy mô lớn phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội và du lịch. Các dự án trên đã phát huy hiêu quả, tạo thế mạnh và đồng bộ hóa đường không, đường thủy, đường bộ và đặc biệt là kết nối Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh, thành phố trong vùng. Nhiều mô hình hợp tác, liên kết du lịch chung đã được triển khai hiệu quả, nổi bật là 02 khu vực liên kết trong vùng gồm: liên kết giữa các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm (gồm thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau với Bạc Liêu và Hậu Giang), đây là các địa phương chiếm hơn 70% lượng du khách toàn vùng) và liên kết giữa các tỉnh duyên hải phía Đông (gồm các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh).

Sự liên kết, phối hợp giữa các địa phương, giúp tăng cường năng lực cạnh tranh tạo ra một sân chơi chung không chỉ đối với ngành du lịch mà còn đối với các ngành liên quan nhằm thu hút đầu tư, thu hút khách du lịch đến địa bàn liên kết chung, tạo nên sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL, nhằm phát huy thế mạnh của mỗi địa phương, đẩy mạnh liên kết vùng, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long nhanh và bền vững.