Video Tin trong nước

Lan tỏa ý thức trách nhiệm đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

"An toàn là trên hết" được xem là nguyên tắc vàng, là khẩu hiệu, là nguyên tắc bắt buộc trong quá trình lao động. Nhưng, chỉ 1 "lỗ hổng" nhỏ về ý thức, tai họa có thể ập đến, mang đến nỗi đau tột cùng cho nhiều người lao động và gia đình họ.
15:30 - 01/10/2024

Lan tỏa ý thức trách nhiệm đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Bị cụt 1 bên tay, xưởng đá phải đóng cửa – đó là những hệ quả không mong muốn đã xảy ra với gia đình chị Nguyễn Thị Tâm (huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình) sau vụ tai nạn lao động 20 năm trước. Cho đến nay, số tiền vay mượn hàng trăm triệu đồng để đầu tư làm xưởng ngày đó vẫn chưa thể trả hết.

Thống kê của Bộ LĐ, TB&XH, 6 tháng đầu năm 2024, mặc dù tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có xu hướng giảm, song tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng vẫn ở mức cao. Một số nơi vẫn còn để xảy ra tai nạn lao động làm chết nhiều người như: Đồng Nai (30 người), TP Hồ Chí Minh (26 người), Hà Nội (22 người), Quảng Ninh (18 người), Hải Phòng (12 người)... 

Nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người lao động, hàng năm, tháng an toàn vệ sinh lao động được tổ chức đã tạo hiệu ứng lan toả trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người lao động. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở một phong trào hay khoảng thời gian nhất định mà an toàn lao cần thực hiện thường xuyên, liên tục, mọi lúc, mọi nơi.

Cùng với sự vào cuộc của các quan chức năng thì bản thân người lao động và các doanh nghiệp phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác an toàn vệ sinh lao động. Bởi chỉ khi lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm và cụ thể hóa bằng việc đầu tư nguồn lực để phòng tránh rủi ro thì tai nạn lao động mới thực sự được hạn chế./.

Thực hiện: Minh Quyên – Lê Thanh