Việc Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực từ ngày 1/1/2020 được xem là biện pháp cấp thiết để góp phần hạn chế ảnh hưởng tiêu cực do tác hại của rượu, bia gây ra đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội; bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước. Đặc biệt, sự ra đời của Luật góp phần không nhỏ trong việc hạn chế các vụ tai nạn giao thông do uống bia, rượu gây ra. Đây là đạo luật liên quan đến thói quen, hành vi tiêu dùng của người dân Việt Nam. Thời điểm này tròn 3 năm Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia đi vào cuộc sống. Sau 3 năm, Luật đã tác động thế nào đến xã hội? Và hiệu quả mang lại như thế nào.Chúng ta cùng PGS.TS Phạm Việt Cường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách và Phòng chống chấn thương, Đại học Y tế Công Cộng bàn luận về vấn đề nàyđể giải quyết các câu hỏi:
1. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một luật điều chỉnh đầy đủ, hoàn chỉnh đối với vấn đề phòng, chống tác hại của rượu, bia. Đồng thời, đây cũng là đạo luật khó do liên quan đến thói quen, hành vi tiêu dùng của người dân. Sau 3 năm đi vào cuộc sống, ông đánh giá như thế nào về tác động của Luật với xã hội?
2. Rõ ràng khi luật ra đời chúng ta đã thấy hiệu quả rõ rệt khi số vụ TNGT liên quan đến nồng độ cồn giảm qua các năm. Vậy công tác tuyên truyền, phổ biến, triển khai đóng vai trò như thế nào trong suốt 3 năm qua??
3. Trong quá trình thực thi luật, theo ông còn những bất cập gì mà chúng ta cần sửa đổi?
4. Thưa ông, qua số liệu tổng hợp trên của chúng tôi thì ông suy nghĩ gì?
5. Xét một cách tổng thể, thực ra bản chất của rượu, bia là không hoàn toàn có hại nếu chúng ta uống đúng liều lượng, uống có chừng mực và phù hợp với hoàn cảnh. Ông đánh giá như thế nào về văn hóa sử dụng rượu, bia của người dân hiện nay?
6. Thực tế chúng ta dễ dàng bắt gặp tình trạng đông đúc ở các quán rượu bia vào lúc tan tầm, thậm chí lúc nửa đêm một số hàng quán vẫn rất đông, nhất là thời điểm mùa hè. Luật đã quy định rõ ràng về kinh doanh rượu, bia nhưng tại sao tình trạng này vẫn diễn ra? Phải chăng chế tài chưa đủ mạnh?
7. Hiện nay tình trạng người dân uống rượu, bia khi tham gia giao thông vẫn ở mức cao, tình trạng cán bộ, công chức, viên chức uống rượu, bia trước và trong khi làm việc vẫn tồn tại. Tỷ lệ người dân nhập viện vì ngộ độc rượu vẫn diễn ra phổ biến. Vậy để gia tăng hiệu quả thực hiện Luật cũng như tạo sự răn đe, chúng ta cần làm gì trong thời gian tới?
Thực hiện: Thu Hương – Chí Phương - Quốc Hùng