Trước thực trạng đó, Bộ GTVT đã yêu cầu các nhà đầu tư thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo các nhà thầu thi công sửa chữa các hư hỏng phát sinh theo đúng quy định, khắc phục các bất cập để đảm bảo an toàn giao thông.
Sau khi tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội thi công xong, mặt đường các tuyến đường bên dưới trở nên lồi lõm, không vạch kẻ, không chỉ đường, nhiều hố sâu, nắp cống cong vênh khỏi bề mặt đường. Hơn 10km mặt đường hư hỏng đã gây không ít bất an, và nguy hiểm cho nhiều người tham gia giao thông qua khu vực này.
Một bất cập khác hiện nay, tình trạng biển báo hiệu về giao thông bị biển quảng cáo, công trình xây dựng và cây cối che khuất; người điều khiển phương tiện phải “căng mắt” nhìn, trong lúc phải điều khiển phương tiện trong tình trạng mật độ giao thông quá đông đúc; thậm chí, có nhiều biển báo bị che khuất hẳn nên lái xe không nhìn thấy; việc này có nguy cơ gây TNGT rất cao vì lái xe không chấp hành biển báo hiệu. Nhiều tuyến đường nhánh kết nối với tuyến chính cũng không có biển báo hiệu. Tại một số vị trí, đơn vị thi công cho lắp quá nhiều biển báo khiến lái xe không quan sát kịp nội dung.
Việc một số công trình giao thông đường bộ hư hỏng, xuống cấp ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề TTAGT cho người dân khi tham gia lưu thông trên đường, làm suy giảm tốc độ phát triển KT-XH. Bên cạnh việc sửa chữa, khắc phục những hư hỏng của kết cấu hạ tầng thì các chuyên gia cho rằng, cơ quan quản lý cần đặc biệt chú trọng huy động các nguồn vốn cho công tác duy tu, bảo dưỡng các công trình giao thông đường bộ, góp phần bảo đảm TTATGT thông suốt, từng bước kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông.
Việc kịp thời thực hiện bảo trì, sửa chữa mạng lưới công trình đường bộ đã góp phần duy trì tình trạng kỹ thuật, nâng cao tuổi thọ và khả năng khai thác của các công trình giao thông.
Thu Hương – Trọng Khánh – Lê Hải
Mời quý vị xem các tin tức trong nước đã phát sóng tại đây./.