Những bất cập khi xét tuyển đại học bằng chứng chỉ IELTS
Theo thống kê, hiện cả nước có hơn 40 trường, trong đó có những trường top đầu như Ngoại thương, Quốc gia, Bách Khoa... áp dụng phương thức xét tuyển ĐH bằng chứng chỉ IELTS với số điểm chỉ từ 5.0 trở lên. Không thể phủ nhận điều này đã góp phần tạo ra một phong trào thi đua học tập tiếng Anh sôi nổi. Theo xếp hạng chỉ số thông thạo Anh ngữ EF năm 2022, Việt Nam xếp hạng 60 và thuộc nhóm các nước có mức độ thông thạo trung bình. Với nhiều thí sinh, Ielts được xem như một tấm vé để giành suất vào các trường ĐH.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, việc xét tuyển này cũng bộc lộ một số bất cập: không đảm bảo nguyên tắc công bằng giữa các thí sinh các vùng miền khi tiếp cận bậc học ĐH, đặc biệt là việc đánh giá thiếu chuẩn xác trình độ của học sinh. Tiếng Anh chỉ là một môn học thuộc tư duy ngôn ngữ, không phải là đại diện cho tất cả các môn học khác, đặc biệt là các môn khoa học cơ bản.
Thực tế cho thấy, những trường ĐH thuộc top trên_ những trường vốn có chương trình đào tạo tốt, tỉ lệ có việc làm cao đã nhận thức rất rõ những bất cập khi xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và thận trọng trong việc xét tuyển đầu vào.
Có thể thấy việc xét tuyển bằng chứng chỉ Ielts vẫn là xu hướng tuyển sinh được ưa chuộng. Tuy nhiên, về phía thí sinh cũng cần xác định rõ để tránh việc học lệch, còn các trường nên đa dạng phương thức tuyển sinh, trong đó chứng chỉ ngoại ngữ chỉ nên được xem là một tiêu chí khi xét tuyển kết hợp, có vậy mới đảm bảo được mục tiêu cao nhất là chất lượng đào tạo.
Thực hiện: Anh Vũ – Trọng Khánh – Lê Hải