Về giới hạn tổng độ rộng băng tần mà các tổ chức doanh nghiệp được phép sử dụng được quy định tại Khoản A, Điểm 3, Điều 1 của dự thảo, một số đại biểu cho rằng, đây là quy định cần thiết để tránh xảy ra tình trạng thâu tóm, độc quyền, sử dụng không hiệu quả gây lãng phí tài nguyên của nhà nước. Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị cơ quan soạn thảo cần làm rõ nguyên tắc, yêu cầu, điều kiện xác định hạn mức sử dụng băng tần.
Về quy định đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, theo đại biểu Đỗ Thị Việt Hà, đoàn Bắc Giang, đây là phương thức công khai, công bằng, thể hiện rõ nét tính minh bạch và cho phép tối đa hóa nguồn thu, phản ánh chính xác nhất giá trị kinh tế của băng tần. Tuy nhiên, vấn đề này cũng đã được quy định trong luật hiện hành và một số luật, nghị định liên quan, tuy nhiên đến nay vẫn chưa được triển khai thực hiện. Vì vậy, đại biểu đề nghị, trong dự thảo luật cần làm rõ những vướng mắc khiến quy định này chưa thể triển khai được trong những năm qua.
Về sử dụng tần số quốc phòng an ninh kết hợp phát triển kinh tế - xã hội, có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc kỹ lưỡng thêm về chính sách này vì ảnh hưởng đến bảo mật, cạnh tranh, bình đẳng; đề nghị chưa quy định việc sử dụng tần số vô tuyến điện được phân bổ riêng phục vụ quốc phòng, an ninh để kết hợp phát triển kinh tế.
Huy Vinh – Chí Phương
Mời quý vị xem các tin tức trong nước đã phát sóng tại đây./.