Rối nước Thanh Hải: Những mạch nguồn bền bỉ
Múa rối nước là loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian mang đậm tính truyền thống, ra đời từ nền nông nghiệp lúa nước, gắn bó mật thiết với đời sống người nông dân…
Hầu hết các nghệ nhân múa rối nước đều xuất thân từ nông dân, nội dung của các vở diễn cũng xoay quanh chủ đề sinh hoạt và sản xuất của người nông dân.
Từ một nghệ thuật mang tính những yếu tố dân gian, múa rối nước đã trở thành một loại hình nghệ thuật độc đáo, sáng tạo đặc biệt của người Việt.
Làng rối nước Thanh Hải hay còn gọi là phường rối nước Thanh Hải nằm ở xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đã có lịch sử tồn tại và phát triển tới hơn 300 năm. Nơi đây được coi là cái nôi của bộ môn nghệ thuật múa rối của Việt Nam.
Trải qua bao biến thiên của lịch sử, các thế hệ của làng Thanh Hải vẫn đang miệt mài đam mê và giữ hồn cho loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống.
Thực hiện: Hải Hà – Ngọc Lệ - Hoàng Thuyên