Video Tin trong nước

Sửa luật các tổ chức tín dụng: Tiếp tục tạo hành lang pháp lý trong hoạt động xử lý nợ xấu

Quốc hội Khóa 15 vừa thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Việc xây dựng dự thảo này nhằm hoàn thiện quy định và xử lý những vướng mắc, bất cập để tạo hành lang pháp lý cho việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
21:24 - 05/06/2023

Về quy định thuật ngữ phí trong dự thảo luật, có ý kiến cho rằng, một số thuật ngữ về các loại phí trong dư thảo luật chưa tương thích với khái niệm trong Luật phí và lệ phí. Vì vậy, đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Bên cạnh đó, đối với quy định Xử lý nợ xấu, tài sản đảm bảo, đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát lại các nội dung xử lý nợ xấu, tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu theo NQ 42 của QH.

Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, có ý kiến đề nghị bổ sung nội dung “can thiệp sớm” và “thanh lý, phong tỏa vốn, tài sản của chi nhánh ngân hàng nước ngoài” vào phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật; tiếp tục nghiên cứu, làm rõ một số thuật ngữ để tránh mâu thuẫn với các luật khác, nên sử dụng một số thuật ngữ có liên quan đến hoạt động ngân hàng...

Nhấn mạnh về quyền lợi của khách hàng trong quá trình giao dịch với các tổ chức tín dụng, các đại biểu băn khoăn trong dự thảo lại chưa đề cập đến quy định trường hợp khách hàng ngừng giao dịch trực tuyến. 

Ngoài ra, nhiều ý kiến cũng cho rằng, Dự thảo Luật lần này đã luật hóa và sửa đổi, bổ sung quy định về mua, bán nợ xấu của tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu, trong tổ chức này được mua khoản nợ xấu đang hạch toán trong, ngoài bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng; bổ sung điều kiện thu giữ tài sản bảo đảm, về nghĩa vụ thông báo của tổ chức tín dụng, tổ chức mua, bán nợ xấu; luật hóa và sửa đổi, bổ sung quy định về hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự, vụ việc vi phạm hành chính…/.

Thực hiện: Thu Hương - Quốc Hùng