Video Tin trong nước

Talk: Hoạt động cầu an, dâng sao giải hạn đầu năm, xem tướng số đầu năm

14:58 - 22/02/2024


Talk: Hoạt động cầu an, dâng sao giải hạn đầu năm, xem tướng số đầu năm

Đầu năm mới thường là thời gian nở rộ các hoạt động mê tín dị đoan, dâng sao giải hạn, gọi hồn, cúng vong, trục vong, cúng oan gia trái chủ... tại không ít cơ sở tín ngưỡng, hoặc những người hành nghề tư nhân trong cả nước. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành công điện yêu cầu các bộ ngành và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố không để xảy ra tình trạng trục lợi, phản văn hóa, xử lí nghiêm những hoạt động tín ngưỡng biến tướng, lệch chuẩn. Cần làm gì để tránh hiện tượng biến tướng, trục lợi từ tôn giáo trong dịp đầu năm mới? Chương trình có cuộc trao đổi với PGS. TS Bùi Hoài Sơn, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Ủy viên thường trực Ủy ban văn hóa giáo dục của Quốc hội về vấn đề này.

1. Thưa PGS. TS Bùi Hoài Sơn, sau Tết Nguyên đán, người dân Việt Nam thường có hoạt động lên chùa cầu an, mở rộng hơn nữa là dâng sao giải hạn. Cầu an cho một năm mới là một nhu cầu chính đáng của người dân, song mức độ biến tướng như thế nào thì đáng bị lên án, thưa ông?

2. Thời điểm đầu năm cũng là thời điểm mà nhiều người dân thường có nhu cầu xem vận hạn trong một năm của bản thân và gia đình ra sao, kéo theo đó là những lễ lạt cầu cúng để giải trừ vận hạn, có khi gây tốn kém rất nhiều tiền của. Theo ông thì vì sao mà những hiện tượng này vẫn kéo dài, thậm chí ngày nay còn rất nhiều người xem tướng số, xem bói online, cầu cúng online?

3. Trong việc chống lại các hiện tượng biến tướng, mê tín dị đoan, lợi dụng tôn giáo tín ngưỡng để trục lợi, thì nỗ lực của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là chưa đủ. Theo ông chính quyền các địa phương cần có sự phối hợp như thế nào với Giáo hội Phật giáo trong việc thực hiện mục tiêu này?

4. Nhiều năm qua, Chính phủ rất quan tâm và có nhiều giải pháp để ngăn ngừa, phòng chống các hiện tượng mê tín, dị đoan, biến tướng trong hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng. Đặc biệt là ngày 31/1 năm nay Thủ tướng Chính phủ đã ra Công điện số 11/CĐ-TTg về việc bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và lễ hội xuân 2024. Ông có thể phân tích về nội dung công điện này có ý nghĩa như thế nào trong giai đoạn hiện nay?

5. Theo ông, để công điện này thực sự hiệu quả, đi vào cuộc sống thì chúng ta cần phải làm gì?

Xin cảm ơn PGS. TS Bùi Hoài Sơn, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Ủy viên thường trực Ủy ban văn hóa giáo dục của Quốc hội đã tham gia cuộc trao đổi cùng Kênh Truyền hình VOV hôm nay.

  • Từ khóa