Video Tin trong nước

Tháo gỡ khó khăn trong thúc đẩy thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo

Dù hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, đầu tư, tuy nhiên sau nhiều năm, hoạt động thương mại tại những vùng miền này vẫn chưa thực sự bắt nhịp được với nhịp độ chung của cả nước.
17:32 - 10/10/2022

Ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, doanh nghiệp thường rất khó đầu tư vào sản xuất và kinh doanh do quy mô thị trường nhỏ, sức mua thấp, năng lực sản xuất và cung ứng hàng hóa còn nhiều hạn chế. Đây là thực trạng chung khiến hoạt động thương mại tại nhiều địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa vẫn còn trầm lắng.

Là cơ quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt “Chương trình phát triển thương mại miền núi và hải đảo” ở 287 huyện khó khăn, Bộ Công Thương đã thiết kế 3 công cụ cơ bản: xây dựng hệ thống phân phối hàng hóa cung ứng dịch vụ theo chuỗi, xây dựng hệ thống dữ liệu các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách đặc thù phát triển thương mại miền núi hải đảo; và xây dựng hạ tầng thương mại, đảm bảo cân đối cung cầu. Với những công cụ cơ bản này, Bộ Công Thương đang cùng các bộ, ngành, địa phương từng bước tháo gỡ khó khăn, giúp hoạt động thương mại “ấm” dần lên. 

Điều làm cho chính sách khuyến khích phát triển thương mại thành công chính là tạo ra sự kết nối để hoàn thành chuỗi cung ứng. Lúc này, thị trường không chỉ là thị trường vùng núi và hải đảo mà còn bao gồm cả những thị trường lớn hơn là đô thị và xuất khẩu.

Vũ Đào – Chí Phương – Lan Hương

Mời quý vị xem các tin tức trong nước đã phát sóng tại đây./.