Những buổi diễn căng biển quảng cáo cả tháng nhưng khán giả vẫn không mặn mà… Nguồn thu từ bán vé rất khiêm tốn.
Thiếu vắng khán giả không chỉ ở nhà hát Kịch Hà Nội mà là tình trạng chung của hàng loạt các sân khấu Cải lương, Chèo, múa rối…
Tại buổi hội thảo “Văn nghệ sỹ thủ đô nâng cao chất lượng sáng tác và quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật”, PGS.TS Trần Trí Trắc - Phó Chủ tịch Hội sân khấu Hà Nội cũng đã đưa ra các vấn đề của sân khấu thủ đô, trong đó có nhà quản lý không làm tốt được cả 3 nhiệm vụ cùng một lúc: “Quản lý nghệ thuật, làm thương mại đầu ra cho sản phẩm, làm tốt nhiệm vụ chính trị”.
Bên cạnh đó, thiếu vắng tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức đầu ra và đầu vào cho nghệ thuật. Tại hội thảo, một vấn đề đáng quan tâm cũng được đặt ra hiện nay là các tác phẩm văn học nghệ thuật đều không có đầu ra và sáng tác chỉ để “tặng” mà không thể “bán” do chưa phát huy tốt mối quan hệ 3 nhà: nhà đầu tư, nhà sáng tác và nhà quản lý.
Sân khấu mỏi mắt chờ khán giả, hàm lượng chất xám trong các tác phẩm còn hạn chế, văn học thiếu tác phẩm đỉnh cao, âm nhạc chưa đủ sức vươn ra thế giới là thực tế khiến khán giả không mặn mà với các tác phẩm. Vậy các nhà sáng tác, nhà quản lý cần phải giải bài toán để sản phẩm văn học nghệ thuật có thể thương mại được và từ đó có nguồn thu tái sản xuất, đầu tư cho sáng tạo nghệ thuật, từ đó mới có thể và hút khán giả quay lại với sân khấu./.
Mai Lan - Ngọc Toàn
Mời quý vị xem các tin tức đã phát sóng tại đây./.