Các bệnh viện tại Pháp đang chịu sức ép rất lớn. Ảnh: Le Monde
Bên cạnh các biện pháp hạn chế được triển khai từ nhiều tháng qua, nước Pháp đã áp đặt lệnh giới nghiêm tại 54 tỉnh trên toàn quốc. Tuy nhiên, tất cả các biện pháp này chưa cho kết quả tích cực.
Trong khi đó, con số ca nhiễm virus hàng ngày tăng chóng mặt. Pháp ghi nhận hơn 41.000 ca hôm 22/10, hơn 42.000 ca hôm 23/10, hơn 45.000 ca hôm 24/10 và hơn 52.000 ca hôm 25/10. Trong ngày 26/10, số ca nhiễm giảm nhẹ còn gần 27.000 ca được ghi nhận sau 24 giờ. Tuy nhiên, con số ngày cuối tuần thường không phản ánh chính xác tình hình thực tế.
Bên cạnh số ca nhiễm mới virus, số ca tử vong vì dịch Covid-19 cũng tăng nhanh. Pháp ghi nhận 257 ca tử vong sau 24 giờ tính đến tối ngày 26/10. Số ca tử vong từ đầu mùa dịch chính thức vượt mốc 35.000. Tại nhiều địa phương, các chỉ số y tế liên quan dịch Covid-19 đã ngang bằng, thậm chí đã vượt qua các con số được ghi nhận trong làn sóng dịch Covid-19 đầu năm.
Tại khu vực thủ đô Paris, gần 70% giường bệnh cấp cứu trong các bệnh viện đã được dành để điều trị bệnh nhân Covid-19. Hồi đầu tháng 10, tỉ lệ này mới chỉ là khoảng 30%. Với tốc độ này, các phòng cấp cứu trong khu vực sẽ sớm bị quá tải nếu như không có các biện pháp kịp thời. Ngày 26/10, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, giáo sư Jean-François Delfraissy khẳng định, nước Pháp đang đối mặt với tình hình y tế rất nguy cấp.
“Chúng ta đang trong tình huống khó khăn, thậm chí nguy cấp. Nhiều khả năng có nhiều hơn 50.000 ca nhiễm virus mỗi ngày, đúng hơn là khoảng 100.000 ca. Có nghĩa là, chúng ta đang có một loại virus lây lan cực nhanh. Chúng tôi bị bất ngờ bởi sự khốc liệt của những gì đang diễn ra trong khoảng 10 đến 15 ngày trở lại đây” - giáo sư Jean-François Delfraissy cho biết.
Trong bối cảnh tình hình y tế liên quan dịch Covid-19 ngày càng trở nên nguy cấp, nước Pháp đang tính đến việc tái phong tỏa. Trong những ngày tới, Tổng thống Pháp cùng chính phủ và những nhân tố liên quan sẽ bàn tới 3 kịch bản tái phong tỏa.
Kịch bản thứ nhất là tái phong tỏa toàn quốc như hồi giữa tháng 3. Kịch bản thứ hai là phong tỏa cục bộ những khu vực dịch bệnh phức tạp nhất. Kịch bản thứ ba là phong tỏa những khu vực nhất định vào 2 ngày cuối tuần, đồng thời điều chỉnh thời gian áp đặt lệnh giới nghiêm sớm hơn 2 tiếng, tức là từ 19h hôm trước đến 6h sáng hôm sau, thay vì từ 21h như hiện nay./.
Huỳnh Điệp/VOV Paris
Chiều 1/3, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 13 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 8...
Các chuyên gia nhận định, di tích khảo cổ Chăm Phong Lệ thực sự là một trung tâm tôn giáo lớn được người Chăm...
Du lịch tại chỗ (staycation) đang là lựa chọn của nhiều người dân TP.HCM. Nắm bắt nhu cầu đó, nhiều doanh...
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng ngày 1/3, miền Bắc tiếp tục đón thêm một đợt không...
Sáng 1/3, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không ghi nhận ca mắc COVID-19...
Chiều 28/2, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 16 ca mắc mới COVID-19, trong đó có...
Khác với các năm trước, người dân thường chỉ mua những bó hoa bưởi tươi để chơi, năm nay, nhiều người Hà Nội...
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng 28/2, do ảnh hưởng của không khí lạnh nên ở các tỉnh...
Sáng 28/2, Ban Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không ghi nhận ca mắc COVID-19...
Chiều 27/2, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết có 6 ca mắc mới COVID-19 ghi nhận trong...
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng 27/2, không khí lạnh ảnh hưởng đến các nơi khác ở...
Sáng 27/2, Ban Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không ghi nhận ca mắc COVID-19 mới....