Phó Giáo sư Nathan Bartlett, Trưởng khoa Miễn dịch virus tại Viện Nghiên cứu Y khoa Hunter, Australia. Ảnh: Daily Telegraph
Hiện cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra để làm rõ khả năng bệnh nhân này vẫn còn virus từ lần nhiễm trước hay còn những nguyên nhân nào khác chưa được biết đến liên quan đến căn bệnh mới này.
Cơ quan y tế bang Victoria, Australia ngày hôm qua (21/10) xác nhận một người đàn ông sống tại thành phố Melbourne đã dương tính lần thứ 2 với virus SARS-CoV-2 sau lần đầu vào tháng 7 vừa qua.
Các trường hợp tái dương tính với Covid-19 hiện được coi là hiếm gặp trên thế giới và cơ quan y tế bang Victoria đang tiến hành điều tra các thông tin liên quan đến trường hợp hiếm gặp này.
Việc ghi nhận ca tái mắc Covid-19 tại Melbourne đã làm tăng sự nghi ngờ về khả năng miễn dịch bầy đàn cũng như thời gian bảo vệ của các loại vaccine Covid-19 đang được phát triển.
Phó Giáo sư Nathan Bartlett, Trưởng khoa Miễn dịch virus tại Viện Nghiên cứu Y khoa Hunter, là một chuyên gia về các bệnh đường hô hấp trong 20 năm tại Australia cho biết, bản chất của các virus dòng corona là chúng khu trú tại hệ hô hấp trên và cơ thể không cung cấp khả năng miễn dịch mạnh mẽ đối với đặc tính này của virus. Do vậy, con người có thể sẽ tái mắc Covid-19 nhiều lần. Khả năng miễn dịch bầy đàn đối với Covid-19 là khó xảy ra bởi nếu có thì bệnh nhân sẽ không bị tái nhiễm virus.
Quan điểm của Giáo sư Bartlett cũng đã nhận được sự ủng hộ từ Giáo sư Paul Griffin, Giám đốc các bệnh truyền nhiễm Mater. Theo Giáo sư Griffin, ca tái nhiễm tại Melbourne đã củng cố thêm lập luận cho rằng chiến lược miễn dịch bầy đàn là thiếu sót và không nên được coi là một lựa chọn để đối phó với đại dịch Covid-19.
Giới chuyên gia y tế Australia cũng có ý kiến cho rằng trường hợp tái nhiễm tại bang Victoria có thể đã mắc một chủng khác của virus SARS-CoV-2. Theo ý kiến của Giáo sư Sarah Palmer, đồng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu virus thuộc Viện Nghiên cứu Y khoa Westmead, hiện vẫn còn nhiều điều chưa biết về SARS-CoV-2 và phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với loại virus này. Khi virus tiếp tục phát triển và đột biến thì việc nhiễm một chủng của SARS-CoV-2 có thể sẽ không bảo vệ được bệnh nhân trước một chủng khác.
Trong khi đó, Tiến sĩ Flavia Huygens, Giám đốc khoa học của Công ty công nghệ sinh học Microbio mới đây cho biết, hiện có nhiều bằng chứng cho thấy có những bệnh nhân Covid-19 đã được điều trị khỏi bệnh nhưng sau từ 40 đến 60 ngày vẫn dương tính với virus. Nếu virus tiếp tục nhân bản thì người mắc có khả năng lây nhiễm, còn trường hợp bệnh nhân vẫn dương tính với virus sau khi khỏi bệnh không có nghĩa là bệnh nhân có thể lây cho người khác./.
Hữu Tiến/VOV Sydney
"Áo dài là hiện thân của nữ tính, dịu dàng và sức mạnh của tính cách người phụ nữ Việt Nam và nó luôn gây ấn...
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 8/3, nhiều nơi ở Bắc Bộ trời rét, có nơi dưới 15 độ....
Sáng 8/3, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết không có ca mắc mới COVID-19.
Dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2021, chợ đêm, phố đi bộ ở Mộc Châu (Sơn La) sẽ là không gian giải trí về...
Cùng với việc Bà Rịa - Vũng Tàu trở lại trạng thái "bình thường mới" từ ngày mùng 6 Tết, ngành du lịch của...
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 7/3, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở khu...
Chiều 7/3, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, Việt Nam có thêm 3 ca mắc COVID-19 mới....
Sáng 7/3, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, có 2 ca mắc mới COVID-19 tại Kiên Giang....
Chiều 6/3, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, có 6 ca mắc mới COVID-19 đều ghi nhận tại...
Hưởng ứng Tuần lễ áo dài Việt Nam 2021 và kỷ niệm 111 năm ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910 – 8/3/2021), sáng 6/3...
Sau 3 lần quét ngang vùng đất du lịch Quảng Ninh chỉ trong vòng hơn 1 năm, dịch Covid-19 gần như đã phá hủy...
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 6/3, do ảnh hưởng của không khí lạnh nén rãnh áp thấp...