Đường Trường Sơn những năm kháng chiến
Ngôi nhà vợ chồng bà Hồ Thị Yến ở xã Hồng Bắc, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế nằm cách đường Hồ Chí Minh vài cây số. Những năm kháng chiến, bà Yến tham gia gùi lương, tải đạn, cõng thương binh và mở đường Trường Sơn.
Bà Yến kể, ngày đó vô cùng gian khó, những cô gái tuổi mới mười chín, đôi mươi quên mình dưới mưa bom, bão đạn, đối mặt với sốt rét. Mặt trận phía Tây Trị-Thiên những năm cuối của thập niên 1960 vô cùng ác liệt. Mỹ ném bom dữ dội hòng chia cắt tuyến vận tải chiến lược đường Hồ Chí Minh chi viện cho miền Nam. Nhưng nhờ sức trẻ và sự đoàn kết, che chở của đồng bào Pa Cô, Tà Ôi cũng như các dân tộc thiểu số khác ở phía Tây Trị-Thiên, bà Hồ Thị Yến cùng đồng đội đã hoàn thành nhiệm vụ được đơn vị giao phó.
Bà Hồ Thị Yến nhớ lại: "Quyết tâm đi theo Đảng, theo cách mạng, theo Bác Hồ. Ban ngày đi đào, đi cuốc, đi làm, đêm thì về ngủ không có nhà cửa, cứ đi mãi rứa. Vừa gùi hàng, vừa làm đường, chỗ nào cần là đi chỗ đó. Đi theo, mà không phải một mình, đi cả đơn vị, cả Tiểu đoàn. Mình giác ngộ cách mạng nên đi theo cách mạng. Đất nước hòa bình, con người tất cả đều hạnh phúc."
Đường Hồ Chí Minh qua thị trấn P'rao, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
Hơn 20 năm kể từ khi đường Trường Sơn từ ngày được nâng cấp thành đường Hồ Chí Minh, con đường là sự kết nối giữa các bản làng đồng bào dân tộc thiểu số, giúp người dân có điều kiện phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Chị Hối Thị Hoa, ở xã Mà Cooi, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam kể, ngày xưa đồng bào Cơ Tu đi làm rẫy về, có được buồng chuối, mấy quả ngô hay săn bắt được thú rừng phải gùi cõng đến thị trấn P’rao để bán. Đi và về mất vài tiếng đồng hồ, có khi trễ phiên chợ không bán được. Bây giờ, chỉ cần mang ra trục đường Hồ Chí Minh, kiểu gì cũng bán được bởi nhiều người qua lại.
Chị Hoa cho biết: "Ngày xưa cực khổ, vất vả, đi hái măng cũng không ai mua, bắt ốc mà bắt nhiều cũng không ai mua, buôn bán chi cũng không được hết. Nhờ có đường Hồ Chí Minh mà bữa ni buôn bán được lắm. Ví dụ làm bắp, có măng là bán được hết. Như chanh người dân ở đây trồng, hái mới được được nè, với lại bán keo cũng được tiền lắm."
Xã Mà Cooi, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cũng là nơi được Tập đoàn FVG chọn triển khai xây dựng Khu du lịch sinh thái Cổng Trời dựa trên vòm núi đá vôi khổng lồ, với hệ thống hang động lớn nhỏ. Khu du lịch sinh thái, lưu trú này có tổng vốn đầu tư 400 tỷ đồng được kỳ vọng thu hút khoảng 100.000 khách/năm.
Việc khai thác tiềm năng du lịch dọc đường Hồ Chí Minh cũng được nhiều địa phương quan tâm. Nơi đây có rất nhiều điểm di tích lịch sử, văn hóa, nhiều hang động, thắng cảnh đẹp nổi tiếng như Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình; Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, tỉnh Quảng Trị; Cụm địa đạo Ðộng So, địa đạo Lam Sơn, đồi A Bia, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên- Huế; Làng dệt thổ cẩm Zara và thác Grăng, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam…
Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Trường Sơn, địa danh du lịch lịch sử nổi tiếng
Hang Va tuyệt đẹp nằm trong Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình
Đền tưởng niệm tại hang Tám Cô, tỉnh Quảng Bình
Ông A Viết Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, đường Hồ Chí Minh qua địa bàn huyện dài hơn 50 cây số, kết nối với các huyện miền núi phía Tây tỉnh Quảng Nam và các tỉnh Tây Nguyên, là cơ hội phát triển kinh tế, mở rộng khu dân cư cũng như triển khai các chính sách an sinh xã hội.
Ông A Viết Sơn chia sẻ: "Đường Hồ Chí Minh qua địa bàn là vinh dự và niềm tự hào đối với những người trực tiếp tham gia chiến trường và cũng là niềm tự hào đối với thế hệ trẻ. Hiện nay, những địa phương tiếp cận lân cận đường Hồ Chí Minh thì tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo hàng năm đều giảm nhiều so với các địa phương khác. Đó là minh chứng cụ thể khi có đường Hồ Chí Minh đi qua."
Ngày nay, từ những lối mòn sơ khai ban đầu, đường Hồ Chí Minh trở thành 1 trong 4 tuyến giao thông huyết mạch từ Bắc vào Nam. Con đường dài hơn 3.100 cây số chạy qua vùng núi phía Tây đang tiếp tục được mở rộng, nâng cấp, mở ra cơ hội phát triển liên vùng và kết nối giao thương với các nước trong khu vực./.
Hoài Nam/VOV Miền Trung
Tỉnh Quảng Bình tổ chức nhiều hoạt động chào đón năm mới 2021 với nội dung hấp dẫn nhằm quảng bá, kích cầu du...
Năm 2020, ngành du lịch cả nước nói chung, du lịch tỉnh Quảng Bình nói riêng gặp nhiều khó khăn do đại dịch...
UBND tỉnh Quảng Bình dỡ bỏ yêu cầu cách ly y tế với những người đến Quảng Bình từ các quận Tân Bình, Bình...
Bão số 13 suy yếu hơn khi vào đất liền nhưng đã gây mưa to, gió cấp 8, cấp 9 tại tỉnh Quảng Bình. Đêm qua...
Tại miền Trung, đợt lũ lịch sử vừa qua cho thấy, mô hình nhà tránh lũ đã giúp người dân vượt qua cơn hiểm...
Trong đợt mưa lũ vừa qua, tại tỉnh Quảng Bình xuất hiện nhiều tấm gương sáng quên mình cứu người. PV Đài TNVN...
Sáng ngày 24/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thăm hỏi, động viên, chia sẻ với những mất mát do mưa lũ của...
Chiều ngày 22/10, ông Lê Nam Giang, Chủ tịch UBND huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình cho biết, trên địa bàn vừa...
Do ảnh hưởng mưa lũ, đến nay nhiều tuyến giao thông huyết mạch tại Quảng Bình bị ngập sâu, sạt lở. 2 tuyến...
20 tháng 10, ngày Phụ nữ Việt Nam, song các chị em vùng lũ miền Trung đang phải gồng mình chống chọi với mưa...
Tại tỉnh Quảng Bình, mưa lũ lớn đã gây ngập sâu trên diện rộng. Đến nay, hơn 90.000 nhà dân bị ngập, 4 người...
Theo Trung tâm DBKTTVQG, mưa kéo dài đang gây nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi các tỉnh...