Tin tức

Đúc đồng Trà Đông

11:57 - 07/11/2019
Làng Trà Đông, xã Thiện Trung, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá xưa kia gọi là Sơn Trang, tên nôm là Kẻ Chè, một vùng đất cổ cách tỉnh lỵ Thanh Hóa 12km về phía Tây Bắc, nằm trong địa vực của nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng. Chủ nhân của cơ sở sản xuất đồ đồng Đông Sơn đã làm ra nhiều báu vật vô giá: Trống đồng, thạp đồng và các đồ cúng tế gia công khác… Từ bao đời nay, làng Trà Đông là nơi lưu giữ và phát huy nghề đúc đồng truyền thống.

Theo truyền thuyết từ thời nhà Lý, dòng họ Vũ đưa nghề đúc đồng về cho làng Trà Đông nên ở làng còn có câu ca “Đất họ Lê - nghề họ Vũ”, cũng có thuyết cho rằng, nghề đúc đồng ở làng Trà Đông là do ông Khổng Minh Không truyền nghề (Khổng Minh Không là một nhân vật huyền thoại). Đến thời Tự Đức (1848 - 1883) dân phường đúc đồng Trà Đông lập đền thờ thánh Khổng Minh Không, vị Tổ sư nghề đúc đồng ở nước ta. Từ đó, hai ông họ Vũ cũng được thờ chung ở đền. Đối với dân phường đúc đồng Trà Đông, đền thánh “Khổng Minh Không” và hai vị thần họ Vũ tối linh thiêng. Ngay cả các phường buôn bán đồng ở làng xung quanh và đại bái, bái giao (xã Thiệu Giao) cũng rất tôn kính.

Hằng năm vào kỳ tế “Thánh” ngày 8 tháng Giêng - 3/6 - 13/9 Âm lịch, dân vùng Trà Đông tổ chức lễ hội với nghi thức long trọng, thể hiện đặc trưng văn hóa của phường đúc đồng. Ngoài ra, vào các ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng, các gia đình làm nghề đúc đồng đều dâng hương cầu mong ‘‘Đức Thánh’’ phù hộ cho công việc làm ăn sinh sống được tốt lành.

Ngoài việc tôn thờ vị tổ nghề đúc đồng, dân làng đúc đồng Trà Đông còn có một số lễ tín ngưỡng rất cổ đó là tục tông thờ “Màu đỏ”, cho màu đỏ là “Khước” trong khi đúc đồng. Người ta còn kiêng kỵ việc người ngoài đến “xin lửa” trong khi đúc đồng nhất là khi bắt đầu “Chập lò”. Ban đầu, nghề đúc đồng mới chỉ có ở một số gia đình trong làng, về sau do nhu cầu sử dụng rộng rãi nghề mới phát triển lan ra khắp làng. Mỗi gia đình là một cơ sở sản xuất, là một lò riêng, chủ gia đình cũng là chủ lò đúc. Ngoài công việc chính là đúc ra sản phẩm, các khâu khác quan trọng như tìm kiếm nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm đều do các gia đình đảm nhận. Việc đúc đồng là một công việc nặng nhọc, vất vả, chủ yếu do người đàn ông trong gia đình đảm nhiệm. Người phụ nữ ở Trà Đông làm các công việc phụ gia đình và tiêu thụ sản phẩm.

Quy trình đúc trống đồng ở làng đúc đồng Trà Đông. Ảnh: Internet

Thành phẩm đồng đúc có thể gồm nhiều loại: Đồ mỹ nghệ, đồ tế khí hay đồ phụ tùng máy móc công nghiệp. Sản phẩm đồng của làng Trà Đông tiêu thụ khá mạnh, ngoài các vật dụng bằng đồng, các nghệ nhân còn “chế biến” cầu kì thành những thứ trang trí mỹ nghệ đẹp mắt trong nhà. 

Đúc đồng là cả một quy trình kỹ thuật phức tạp bao gồm nhiều khâu, mỗi khâu có các bước, các thao tác kỹ thuật khác nhau. Các khâu đó là làm khuôn, pha chế hợp chất, nấu đồng, đúc sản phẩm... đều có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Kinh nghiệm trong nghề đúc thường được truyền trong gia đình, không được truyền sang làng khác. Dưới bàn tay khéo léo và tài hoa, các nghệ nhân đã khôi phục những sản phẩm truyền thống như đúc chiêng, đúc trống đồng, đúc tượng đồng, đồ thờ, lư hương, con giống…và đỉnh cao nhất là nghệ thuật đúc trống đồng Đông Sơn với những chi tiết tinh xảo theo đúng hoa văn kiểu dáng xưa.

Thợ đúc đồng Trà Đông được mời đi đúc ở nhiều nơi. Một số nơi khác đã tìm đến làng đúc đồng Trà Đông học tập kỹ thuật đúc. Năm 1971, các nghệ nhân làng Trà Đông đã đúc thành công pho tượng Bác Hồ (cao 1,50m, nặng 600kg đồng) đạt yêu cầu thẩm mỹ. Ngoài ra, thợ đúc đồng ở đây còn tham gia đúc thành công trống đồng Đông Sơn đúng theo kiểu dáng, hoa văn xưa.

Đúc đồng là cả một quy trình kỹ thuật phức tạp bao gồm nhiều khâu, mỗi khâu có các bước, các thao tác kỹ thuật khác nhau. Ảnh: internet

Nghề đúc đồng ở Trà Đông không khai thác nguyên liệu từ các mỏ quặng đồng mà chủ yếu là tận dụng các nguồn đồng thứ phẩm (đồng nát) từ các nơi mua về. Số người cung cấp nguyên vật liệu cho các lò đúc này tập trung chủ yếu ở các làng xung quanh Trà Đúc. Các làng này đi tận các nơi xa mua nguyên liệu về bán cho lò đúc hoặc đổi cho các lò để lấy sản phẩm.

Về nguyên liệu và kỹ thuật, các nghệ nhân của làng nghề đúc đồng đều thực hiện các công đoạn chủ yếu là thủ công truyền thống: Công đoạn làm khuôn, nấu nguyên liệu, công đoạn đúc, công đoạn nguội, công đoạn đánh bóng và nhuộm sản phẩm… đều được làm theo lối “cha truyền, con nối” qua nhiều thế hệ.

Để đúc được sản phẩm theo kiểu dáng mà khách hàng đã đặt, người thợ phải tìm loại đất sét có đủ độ rắn nhằm tạo ra khuôn mẫu. Việc tạo ra khuôn mẫu này đòi hỏi người thợ phải lành nghề, ví như việc trang trí họa tiết hoa văn đàn chim Lạc trên trống đồng cổ phải tuân theo đúng mẫu hoa văn cổ vậy… Trong quá trình tạo khuôn, người thợ phải chú ý, không để cong vênh, sửa sang khuôn sao cho chuẩn. Kế đến là công đoạn chọn, thu mua sao cho được nguyên liệu đồng nguyên chất với đủ số lượng thành phẩm đun đồng và đổ vào khuôn. Sau khi sản phẩm đã hình thành, người thợ phải thao tác “làm tinh” - tức là đánh bóng, khắc họa tiết theo mẫu khách hàng đặt. Đáng chú ý, nhằm hạn chế quá trình ôxi hóa trên các sản phẩm, người thợ sẽ sơn, mạ một lớp dầu bóng để bảo quản.

Hiện nay, làng có hàng trăm lò đúc đồng với hàng nghìn thợ thủ công lao động ngày đêm tất bật. Mỗi năm cho xuất xưởng rất nhiều mặt hàng, đồ vật gia dụng làm từ đồng, tiêu thụ trong cả nước và xuất khẩu đi nước ngoài.

Sản phẩm của làng đúc đồng Trà Đông. Ảnh: internet

Hàng trăm năm nay, làng Trà Đông, là nơi lưu giữ và phát huy nghề đúc đồng truyền thống. Các sản phẩm mang đậm hồn dân tộc khiến ai xem qua cũng đều trầm trồ ngợi khen trước việc nghệ nhân đã “thổi hồn” vào đó. Tuy đạt được nhiều thành tựu nhưng những năm gần đây, các bếp lò của làng Trà Đông không còn nổi lửa mạnh mẽ như trước và đang đứng trước nguy cơ mai một. Nhiều nghệ nhân cao tay của làng do tuổi cao nên không còn gắn bó được với nghề đúc đồng, những thế hệ nghệ nhân mới còn non tay và thiếu bản lĩnh với nghề. Đó là nguy cơ thất truyền lớn đối với làng nghề truyền thống Trà Đông, gây nhiều trăn trở cho các cụ cao niên làng nghề.

Trong xu hướng về nguồn, việc bảo lưu, phát triển một số nghề thủ công truyền thống là một việc làm tốt, góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Hy vọng, nghề đúc đồng làng Chè sẽ được quan tâm hơn và có bước phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Theo thegioidisan.vn

Tin tức liên quan

Mở cửa hoạt động du lịch, Thanh Hóa điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19
Mở cửa hoạt động du lịch, Thanh Hóa điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19

01/04/2022

Nhằm nhanh chóng khôi phục hoạt động du lịch, đảm bảo mục tiêu vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế...

Thanh Hoá: Phục hồi du lịch biển Sầm Sơn sau 2 năm ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19
Thanh Hoá: Phục hồi du lịch biển Sầm Sơn sau 2 năm ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19

28/03/2022

Sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hoá) 2022 đang hứa hẹn sẽ là điểm...

Giải pháp khôi phục du lịch Thanh Hóa trong trạng thái bình thường mới
Giải pháp khôi phục du lịch Thanh Hóa trong trạng thái bình thường mới

07/10/2021

Sáng 7/10, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức Hội nghị trực tuyến bàn giải pháp khôi...

Thanh Hóa đón 374.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Thanh Hóa đón 374.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

03/05/2021

Con số này đã giảm 22% so với dự kiến trước đó, do nhiều đoàn khách đã hủy tour, hủy phòng đã đặt tại một số...

Bãi biển Sầm Sơn vẫn đông nghịt người, thành phố ra công văn khẩn
Bãi biển Sầm Sơn vẫn đông nghịt người, thành phố ra công văn khẩn

02/05/2021

Ngày 1/5, bãi biển Sầm Sơn tiếp tục thu hút hàng nghìn người dân và du khách. Chính quyền thành phố đã phải...

Du lịch Thanh Hóa: Đổi mới để tăng năng lực cạnh tranh
Du lịch Thanh Hóa: Đổi mới để tăng năng lực cạnh tranh

07/12/2020

Với vị trí quan trọng ở vùng Bắc Trung Bộ, hội tụ đầy đủ tiềm năng du lịch mang đặc trưng của cả ba vùng:...

Thanh Hóa: Phong tỏa khu phố có bệnh nhân nghi mắc Covid-19
Thanh Hóa: Phong tỏa khu phố có bệnh nhân nghi mắc Covid-19

06/08/2020

Tại tỉnh Thanh Hóa, trưa nay (6/8) nhà chức trách địa phương cho biết, sau khi xác nhận địa bàn có bệnh nhân...

14 trường hợp nghi nhiễm Covid-19 đang trong khu cách ly ở Thanh Hóa
14 trường hợp nghi nhiễm Covid-19 đang trong khu cách ly ở Thanh Hóa

06/07/2020

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá đã gửi 14 mẫu bệnh phẩm nghi nhiễm Covid-19 ra Viện Vệ sinh dịch...

Thanh Hóa: Đi mò trai, một học sinh bị đuối nước thương tâm
Thanh Hóa: Đi mò trai, một học sinh bị đuối nước thương tâm

06/07/2020

Chiều ngày 5/7, trong lúc đi mò trai cùng với 5 người khác tại hồ Yên Mỹ (huyện Nông Cống, Thanh Hóa), 1 học...

Gặp cựu binh tham gia cắm cờ trên nóc nhà Bộ Tổng tham mưu Ngụy quyền Sài Gòn ngày 30/04/1975
Gặp cựu binh tham gia cắm cờ trên nóc nhà Bộ Tổng tham mưu Ngụy quyền Sài Gòn ngày 30/04/1975

28/04/2020

Trong cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, không thể...

Thanh Hóa: dừng đón người từ tỉnh khác để phòng chống dịch Covid-19
Thanh Hóa: dừng đón người từ tỉnh khác để phòng chống dịch Covid-19

19/04/2020

Trước tình hình số người từ các tỉnh có dịch (những tỉnh có nguy cơ cao và nguy cơ) vào Thanh Hóa có xu hướng...

Thanh Hóa đề nghị công bố hết dịch Covid-19
Thanh Hóa đề nghị công bố hết dịch Covid-19

22/02/2020

Theo tin từ Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa, đơn vị này vừa ký văn bản trình Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét, đề...

Tỉnh thành Thanh Hóa

Thanh Hóa
Thanh Hoá đa dạng với địa hình gồm 3 dạng chính: núi rừng, trung du, và đồng bằng ven biển.

Điểm đến Thanh Hóa Xem thêm

Pù Luông
Pù Luông, “thiên đường xanh của vùng đất Thanh hóa” một nét đẹp dung dị hòa quyện với mây trời.
Sầm Sơn
Sầm Sơn là một trong những bãi biển sầm uất nhất miền Bắc Việt Nam.
Suối cá thần Cẩm Lương
Suối cá thần Cẩm Lương có những đàn cá tập trung sinh sống với mật độ dày đặc, được người dân địa phương gìn giữ và tôn kính như...
Vẻ đẹp Hàm Rồng
Hàm Rồng trong chiến đấu và chiến thắng khẳng định thế đứng hiên ngang, đầy thách thức. Hàm Rồng trong yên lạc đang dệt nên khúc...
Dấu xưa Lam Kinh
Trải dài trên diện tích gần 140 ha, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) không chỉ lưu giữ nguyên...
Nga Sơn mùa cói
Về với Nga Sơn những ngày tháng 6, chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh các bà, các mẹ, các anh, các chị đang miệt mài trên những...
Thanh Hóa: Xanh mướt quần thể thác Hiêu
Trong những ngày nắng nóng như thiêu đốt, khu vực thác Hiêu thuộc xã Cổ Lũng, huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa) trở thành điểm...
Ngắm trọn vùng đất thiên đường Pù Luông - Thanh Hóa
Nếu chưa có dự định nào cho kì nghỉ hè này, thì Pù Luông sẽ là một sự lựa chọn thú vị cho những ai yêu thích du lịch.
Bến En: Nàng công chúa ngủ trong rừng sâu
Sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời, được ví như vịnh Hạ Long trên cạn của xứ Thanh nhưng Bến En hiện vẫn như một nàng công chúa...

Ẩm thực Thanh Hóa Xem thêm

Món ngon Thanh Hóa
Đến Thanh Hóa, du khách không nên bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm những món ngon, ẩm thực xứ Thanh cũng là điểm nhấn không kém phần hấp...
Đặc sản Pù Luông
Giống như các vùng rẻo cao của Tây Bắc, Pù Luông cũng có nhiều sản vật vùng cao, như: heo cắp nách (heo cỏ), vịt suối, măng rừng,...
Thanh Hóa: Cá thu nướng, món quà quê hút khách ngày Tết
Là món ăn truyền thống dân dã của làng quê, món cá thu nướng vùng biển Sầm Sơn đã trở thành mặt hàng đặc sản làm món ngon ngày...
Nem chua - Đặc sản xứ Thanh
Ai đã một lần từng qua xứ Thanh chắc chắn sẽ biết tới món ăn nổi tiếng được gọi là đặc sản nem chua. Nem chua Thanh Hóa là món ăn...
 Đến Hội chợ du lịch thưởng thức nem chua Trọng Tấn
Nem chua là món quà nổi tiếng của xứ Thanh. Nem Thanh xuất hiện tại Hội chợ Du lịch quốc tế 2019 ở Hà Nội còn được gọi vui là nem...
Du lịch Thanh Hóa nhất định phải thưởng thức những đặc sản này
Trong hành trình khám phá vùng cao Thanh Hóa, bạn không chỉ có cơ hội khám phá khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ mà còn có...
Gỏi cá nhệch, món ngon đất Nga Sơn, Thanh Hóa
Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao, gỏi cá nhệch ở Nga Sơn, Thanh Hóa còn đặc biệt lôi cuốn bởi vị dai ngọt mát, lạ miệng và...
5 món bánh làm từ gạo thơm ngon của Thanh Hóa
Đặc sản xứ Thanh không chỉ có hải sản, nem chua mà còn rất nhiều loại bánh thơm ngon nức tiếng ở vùng đất Bắc Trung Bộ...
5 món đặc sản nổi tiếng xứ Thanh
Đến Thanh Hóa, du khách không nên bỏ lỡ cơ hội thưởng thức 5 loại đặc sản ngon nức tiếng gần xa của xứ Thanh.

Trải nghiệm Thanh Hóa Xem thêm

Pù Luông – Thiên đường xanh gần kề Hà Nội
Cuối tháng 9, lúa ở Pù Luông (Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông - Thanh Hóa) chưa chín vàng, nhưng bạn lại có cơ hội bắt gặp một...
Trải nghiệm thú vị trong hành trình khám phá dòng sông Mã
Sông Mã, theo tiếng Mường cổ gọi là sông Mạ, có nghĩa sông mẹ, tổng chiều dài 512km. Khởi nguồn từ Điện Biên, qua tỉnh Sơn La,...
 Lạch Trường - Lịch sử còn in dấu
Tại vùng biển Lạch Trường, ngày 2/8/1964, những con tàu nhỏ bé nhưng dũng mãnh của hải quân chúng ta đã đánh đuổi chiến hạm...
Thoả thích check-in ngôi nhà úp ngược độc đáo ở Sầm Sơn
Sầm Sơn vốn là địa điểm du lịch quen thuộc của nhiều du khách trong dịp hè. Mô hình nhà úp ngược ở Sầm Sơn là một địa điểm mới có...
Xuất hiện điểm check-in đẹp như trời Tây ở Thanh Hóa
Thời gian gần đây, cầu cảng Hải Tiến trở thành điểm check-in gây "sốt", thu hút đông khách tham quan, du lịch.
Tháng 5 - Dịu dàng sắc tím bằng lăng
Tháng 5 về, thành phố Thanh Hóa không chỉ có những tiếng ve kêu hay sắc đỏ của hoa phượng vĩ, mà còn diụ dàng sắc tím của hoa...
Đền Thái Phó Nguyễn Văn Nghi đẹp cổ kính như "thành nhà Hồ thu nhỏ"
Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia - đền thờ Thái phó Nguyễn Văn Nghi ở Thanh Hóa còn lưu giữ nhiều tượng đá, kiến trúc nghệ...
Trải nghiệm du lịch 1 ngày ở xứ Thanh
Thanh Hóa nổi tiếng với những bãi biển, nhưng nếu đến Thanh Hóa không vào mùa tắm biển thì có thể đi đâu, ăn gì? Hãy cùng PV...
Kim Sơn - chốn đào nguyên thu nhỏ của xứ Thanh
Cách Hà Nội 150km có một khu danh thắng nước non mang tên Kim Sơn, thực sự là một chốn đào nguyên thu nhỏ yên bình.

Tin tức Thanh Hóa Xem thêm

Mở cửa hoạt động du lịch, Thanh Hóa điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19
Nhằm nhanh chóng khôi phục hoạt động du lịch, đảm bảo mục tiêu vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế trong điều kiện bình...
Thanh Hoá: Phục hồi du lịch biển Sầm Sơn sau 2 năm ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19
Sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hoá) 2022 đang hứa hẹn sẽ là điểm đến hấp dẫn đối với...
Giải pháp khôi phục du lịch Thanh Hóa trong trạng thái bình thường mới
Sáng 7/10, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức Hội nghị trực tuyến bàn giải pháp khôi phục du lịch Thanh...
Thanh Hóa đón 374.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Con số này đã giảm 22% so với dự kiến trước đó, do nhiều đoàn khách đã hủy tour, hủy phòng đã đặt tại một số khu, điểm du lịch vì...
Bãi biển Sầm Sơn vẫn đông nghịt người, thành phố ra công văn khẩn
Ngày 1/5, bãi biển Sầm Sơn tiếp tục thu hút hàng nghìn người dân và du khách. Chính quyền thành phố đã phải ra công văn khẩn về...
Du lịch Thanh Hóa: Đổi mới để tăng năng lực cạnh tranh
Với vị trí quan trọng ở vùng Bắc Trung Bộ, hội tụ đầy đủ tiềm năng du lịch mang đặc trưng của cả ba vùng: Miền núi, trung du và...
Thanh Hóa: Phong tỏa khu phố có bệnh nhân nghi mắc Covid-19
Tại tỉnh Thanh Hóa, trưa nay (6/8) nhà chức trách địa phương cho biết, sau khi xác nhận địa bàn có bệnh nhân nghi mắc Covid-19,...
14 trường hợp nghi nhiễm Covid-19 đang trong khu cách ly ở Thanh Hóa
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá đã gửi 14 mẫu bệnh phẩm nghi nhiễm Covid-19 ra Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để...
Thanh Hóa: Đi mò trai, một học sinh bị đuối nước thương tâm
Chiều ngày 5/7, trong lúc đi mò trai cùng với 5 người khác tại hồ Yên Mỹ (huyện Nông Cống, Thanh Hóa), 1 học sinh lớp 10 trường...

Khách sạn Thanh Hóa Xem thêm

Những khu nghỉ dưỡng đưa du khách đắm mình giữa rừng cây
Hướng tới trào lưu du lịch xanh và bền vững, những khu nghỉ dưỡng độc đáo này được thiết kế để du khách kết nối, hòa hợp với môi...