(Ảnh minh họa)
Đây là các hoạt động nằm trong chương trình "Tết phố", phần lớn do cộng đồng thực hiện, nhằm phát huy các giá trị di sản phố cổ Hà Nội nói riêng và Hà Nội nói chung.
Cụ thể, tại đình Kim Ngân (số 42-44 Hàng Bạc, phường Hàng Bạc) giới thiệu không gian sinh hoạt Tết truyền thống. Trong đó, ngày 17/1/2020 (tức 23 tháng Chạp) thực hiện trang trí, sắp đặt không gian Tết truyền thống; tọa đàm phong tục truyền thống Tết của người Hà Nội và hoạt động diễn xướng dân gian (lúc19h). 18h ngày 18/1/2020 (tức 24 tháng Chạp) diễn ra nghi lễ hát cửa đình.
Tại Ngôi nhà di sản 87 Mã Mây (phường Hàng Buồm) tổ chức sắp đặt không gian đón Tết của một gia đình Hà Nội và giới thiệu hoạt động gói bánh chưng; giới thiệu ảnh "Tết xưa" của Viện Thông tin khoa học xã hội Việt Nam.
Tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội (số 50 Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm) tổ chức không gian trưng bày giới thiệu hình tượng chuột trong văn hóa dân gian; 19h ngày 18/1/2020 (tức 24 tháng Chạp) biểu diễn âm nhạc truyền thống của nhóm Đông Kinh cổ nhạc.
Tại Trung tâm Thông tin di sản phố cổ Hà Nội (số 28 Hàng Buồm, phường Hàng Buồm) tổ chức trưng bày, giới thiệu quy trình và một số sản phẩm tiêu biểu của 3 dòng tranh dân gian Việt Nam: Hàng Trống, Đông Hồ, Kim Hoàng và ảnh quy trình nghề 3 dòng tranh của nhiếp ảnh gia Lê Bích.
Lúc 9h ngày 18/1/2020 (tức 24 tháng Chạp) khai mạc chương trình "Tết phố" tại đình Kim Ngân (số 42-44 Hàng Bạc, phường Hàng Bạc) với các hoạt động: Sắp mâm lễ của gia đình dòng họ Hà Nội dâng cúng các lễ vật đặc trưng lên đình; tái hiện đoàn rước lễ từ Ngôi nhà di sản 87 Mã Mây sang đình Kim Ngân trong trang phục truyền thống; Lễ cáo yết Thành hoàng; Lễ dựng cây nêu; hoạt động diễn xướng dân gian: Hát, múa cửa đình (Hải Phòng), hát Xoan (Phú Thọ), múa Bồng (Triều Khúc, Hà Nội), hát chèo, hát văn...
Ngoài ra, trong các ngày từ 25 đến 28/1/2020 (tức mùng 1, mùng 2, mùng 3, mùng 4 Tết) còn có các hoạt động biểu diễn nghệ thuật âm nhạc truyền thống tại đình Kim Ngân (số 42-44 Hàng Bạc), đình Đồng Lạc (số 38 Hàng Đào), đền Quan Đế (số 28 Hàng Buồm), Hội quán Phúc Kiến (số 40 Lãn Ông).
Bên cạnh đó, từ ngày 10/1 đến 19/1/2020 (tức 16 tháng Chạp đến hết 25 tháng Chạp năm Kỷ Hợi), Ban Quản lý phố cổ Hà Nội còn tổ chức trang trí, chiếu sáng không gian phố bích họa Phùng Hưng và chợ hoa Tết Hàng Lược. Tại đây diễn ra các hoạt động giới thiệu, trình diễn một số nghề thủ công phục vụ Tết như: Tranh dân gian, con giống đất, nghề mây tre đan, nghề gốm, nghề gỗ mỹ nghệ, điêu khắc, thư pháp, trò chơi dân gian và một số sản phẩm nông sản đặc trưng của các tỉnh, thành trên cả nước.
Theo hanoimoi.com.vn
Cận Tết, cả làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) nhộn nhịp, tất bật, đi đến đâu cũng nghe tiếng đục đẽo lách...
Năm nay thời tiết khá thuận lợi, ít mưa có nắng hanh khô nên hầu hết các gốc bưởi Diễn của người dân Phú Diễn...
Các hoạt động của Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 cần được tổ chức trang trọng, sáng tạo, độc đáo thu hút...
Ngày 8/9, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội vinh dự được đề cử và nhận Giải thưởng “Điểm đến du...
Những ngày này, trong không khí Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 50 năm thực hiện Di...
Vở diễn "Tấm Cám" chuẩn bị cho dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tới của sân khấu Lệ Ngọc sẽ không có nhân vật Bụt mà...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới công nhận là một trong những vị tướng lỗi lạc nhất mọi thời đại. Ông...
Chiều 27/4 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây phối hợp với Sở Thông...
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2022 được tố chức từ ngày 29/4/2022 - 1/5/2022 tại khu vực tuyến phố đi bộ...
Sáng 16/4, tại Khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì tổ chức Lễ khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2022 với...
Trang tin chuyên về du lịch của Đức Travelbook.de vừa đăng bài viết nêu 6 điểm hấp dẫn khiến du khách phải...
Ngày 7/4, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội đã xây dựng phương án đón khách du lịch quốc tế trong...