Tin tức

Lù cở - Vật dụng gắn liền với đời sống của đồng bào Mông vùng cao Sơn La

10:24 - 26/11/2021
Người Mông chủ yếu sinh sống trên những vùng núi cao. Chính vì thế, từ xa xưa, bà con đã biết tận dụng các loại tre, nứa, trúc trong rừng để làm những vật dụng phục vụ cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Trong đó, chiếc gùi (người đồng bào gọi là lù cở) là một trong những vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống của đồng bào.

Đến với các bản đồng bào Mông ở vùng cao của tỉnh Sơn La, ai cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh người đàn ông dân tộc Mông chăm chú đan những chiếc gùi (lù cở) bên hiên nhà, hay những người phụ nữ Mông khoác chiếc gùi lên nương, xuống chợ.

Không biết gùi có từ bao giờ, nhưng nó vốn đã gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của đồng bào Mông từ bao đời nay và được đồng bào lưu truyền, gìn giữ qua các thế hệ. Nếu như nghề làm giấy, thêu thùa, may mặc do người phụ nữ đảm nhiệm, thì việc đan chiếc gùi luôn dành cho người đàn ông.

"Từ xa xưa, người Mông ưa sinh sống ở nơi hiểm trở nhất, cao nhất. Vì vậy, người Mông đã sáng chế ra chiếc gùi để có thể gồng gánh được bắp ngô, hạt thóc… vượt qua những tảng đá tai mèo lởm chởm, những con dốc chùn chân vó ngựa mang về nhà”.Già làng Vừ Sua Ly, bản Pha Khuông, xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La cho biết.

Lù cở được đồng bào sử dụng thường xuyên trong cuộc sống

Mặc dù năm nay đã ngoài 70 tuổi, nhưng ông Vừ Sua Ly vẫn nhớ rất rõ về từng chi tiết, cách làm chiếc gùi. Theo ông Ly, một chiếc gùi đẹp và bền chắc được nhiều người yêu thích, đòi hỏi đôi bàn tay khéo léo, tỷ mỷ, trong từng khâu.

“Tôi bắt đầu làm gùi  từ năm 20 tuổi. Để có một chiếc gùi bền đẹp, đòi hỏi từng công đoạn phải được lựa chọn kỹ lưỡng. Nhất là khâu chọn và phải chặt những cây tre, trúc lâu năm, chiếc gùi mới được lâu bền, không bị mục. Tre, trúc khi mang về nhà sẽ được chẻ, vót thành các nan rộng khoảng 1cm với hai lớp vỏ và lõi để riêng biệt”, ông Vừ Sua Ly cho biết thêm.

Để làm được chiếc gùi, đầu tiên sẽ đan đáy hình chữ nhật trước. Tùy thuộc vào lứa tuổi mà chiếc gùi sẽ được đan với các loại kích thước khác nhau, với miệng hình trụ rộng từ 20 - 50cm, sau đó đan chéo đôi nan trúc thứ tự từ đáy lên đến miệng khoảng 10 vòng lõi tre. Đan một lượt thưa, trước khi gập xuống đáy, lấy một đoạn tre dày khoảng 1cm, rộng 2,5cm tạo thành hình tròn chồng lên miệng, sau đó gập các nan lại xuyên qua các lỗ từ miệng xuống đáy, sao cho các lỗ hổng chiếc gùi kín, phần thừa của nan gập vào đáy tạo hai lớp giữ  chiếc gùi vững chắc hơn.

Lù cở được đan các cỡ to, nhỏ phù hợp theo từng lứa tuổi 

Bên cạnh đó, để chiếc gùi bền lâu, đẹp mắt, người đan sẽ dùng thêm nan mây hoặc nan tre non để nhiều năm trên gác bếp đan ở dưới đáy và trên miệng. Chiếc gùi có hai dây đeo, ngày xưa người Mông thường lên rừng lấy các sợi của cây móc để đan làm dây đeo cho bền, êm, đỡ đau vai. Ngày nay, dây đeo chủ yếu được cắt may từ bao tải hoặc da trâu, bò. 

Thời gian hoàn thiện một chiếc gùi là từ một đến hai ngày, tùy vào mức độ khéo tay, sự nhanh nhẹn của người đàn ông. Một điều khá thú vị trong quá trình đan chiếc gùi đó là người đàn ông Mông thường đan vào mùa mưa tháng 6 đến tháng 9 hằng năm. Bởi vào mùa mưa không khí có độ ẩm cao, khi chẻ những nan trúc không nhanh khô, có độ dẻo tốt, uốn, gập dễ dàng không bị nứt gãy và đây cũng là thời gian người đàn ông rảnh tay hơn sau những ngày lao động vất vả. Đồng thời, chiếc gùi như sự chuẩn bị cho một mùa thu hoạch với hy vọng về một mùa vụ bội thu, ấm no, hạnh phúc.

Chiếc gùi được đồng bào Mông sử dụng trong công việc hàng ngày, tất cả mọi người trong gia đình đều có một chiếc gùi riêng, người lớn, nhỏ sử dụng những chiếc gùi to, nhỏ khác nhau. Khi lên nương làm rẫy, bà con luôn khoác chiếc gùi sau lưng để đựng những nắm cơm, chai nước, những công cụ lao động. Lúc trở về nhà, chiếc gùi lại chứa đầy những sản vật từ núi rừng qua một ngày lao động vất vả như rau xanh, măng rừng, những bó củi hay những bắp ngô... 

Ở nhà, chiếc gùi còn được dùng để đựng lương thực, thực phẩm. Đến các buổi chợ phiên, chị em phụ nữ Mông lại đeo chiếc gùi xuống chợ mang theo nhiều loại nông sản để bán, tan chợ chiếc gùi lại theo chân người về bản với muối, thịt  hay vải vóc, chỉ thêu thùa của chị em...

“Từ khi còn là trẻ thơ tôi đã được bố mẹ cho khoác chiếc gùi lên nương. Có chiếc gùi làm việc gì cũng thuận tiện, nhất là những người phụ nữ chân yếu tay mềm như chúng tôi lại không biết đi xe máy. Đó là một vật dụng rất cần thiết trong cuộc sống”, chị Và Thị Và, bản Pha Khuông, xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, chia sẻ.

Cuộc sống ngày một đổi thay, song chiếc gùi (lù cở) vẫn được đồng bào Mông gìn giữ, quý trọng và là vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống của đồng bào. Và lù cở cũng góp thêm một nét văn hóa rất riêng chỉ có ở các bản làng vùng cao.

    Và Mua / VOV Tây Bắc

Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV

 

Tin tức liên quan

Mộc Châu trở thành điểm đến thiên nhiên hàng đầu thế giới
Mộc Châu trở thành điểm đến thiên nhiên hàng đầu thế giới

15/11/2022

Khu du lịch quốc gia Mộc Châu (Sơn La) được vinh danh là Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu Thế giới 2022,...

Cao nguyên Mộc Châu bốn mùa hoa trái
Cao nguyên Mộc Châu bốn mùa hoa trái

10/11/2022

Không chỉ nổi tiếng với những trang trại bò sữa, đồi chè xanh ngút ngàn, huyện Mộc Châu (Sơn La) còn được...

Lần đầu trình diễn khinh khí cầu trong “Đêm hội Trăng rằm”tại Sơn La
Lần đầu trình diễn khinh khí cầu trong “Đêm hội Trăng rằm”tại Sơn La

11/09/2022

Để có một tết Trung thu ý nghĩa, góp phần tạo nên những miền ký ức tuổi thơ tươi đẹp cho các em nhỏ và đông...

Du lịch Sơn La phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch
Du lịch Sơn La phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch

29/08/2022

Thưa quý vị và các bạn! Sau khi dịch bệnh Covid-19 từng bước được kiểm soát, hoạt động du lịch tại tỉnh Sơn...

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Mộc Châu năm 2022 sẽ diễn ra từ ngày 29/8
Ngày hội Văn hóa các dân tộc Mộc Châu năm 2022 sẽ diễn ra từ ngày 29/8

18/08/2022

Sau một thời gian dài bị ảnh hưởng dịch Covid-19, "Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Mộc Châu năm 2022" sẽ...

Ý nghĩa của bếp lửa nhà sàn trong đời sống người Thái Tây Bắc
Ý nghĩa của bếp lửa nhà sàn trong đời sống người Thái Tây Bắc

10/05/2020

Một ngôi nhà sàn ấm cúng phải có bếp lửa. Theo phong tục của người Thái thì bếp lửa này thường nhờ bên ngoại...

Đẩy mạnh du lịch an toàn, Sơn La kỳ vọng đạt doanh thu nghìn tỉ trong năm nay
Đẩy mạnh du lịch an toàn, Sơn La kỳ vọng đạt doanh thu nghìn tỉ trong năm nay

20/07/2022

Lượng khách du lịch đến Sơn La đã tăng cao trở lại trong các tháng đầu năm nay.

Rộn ràng mùa mận hậu Sơn La
Rộn ràng mùa mận hậu Sơn La

06/06/2022

Những ngày này, trên các nương đồi, các tuyến đường ở Sơn La tấp nập người hái quả, thu mua và tiêu thụ mận....

Những món ăn nhớ lâu tại Không gian văn hoá Festival trái cây
Những món ăn nhớ lâu tại Không gian văn hoá Festival trái cây

30/05/2022

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 tại tỉnh Sơn La, cuộc thi...

Rực rỡ Lễ khai mạc Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022
Rực rỡ Lễ khai mạc Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022

29/05/2022

Tối 28/5, tại quảng trường Tây Bắc, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La diễn ra Lễ Khai mạc Festival trái cây và...

Trải nghiệm du lịch nông nghiệp độc đáo ở Sơn La
Trải nghiệm du lịch nông nghiệp độc đáo ở Sơn La

27/05/2022

Những năm gần đây, nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm đã mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều đơn vị, hộ...

Ngày hội hái quả huyện Mộc Châu chuẩn bị diễn ra với nhiều hoạt động hấp dẫn
Ngày hội hái quả huyện Mộc Châu chuẩn bị diễn ra với nhiều hoạt động hấp dẫn

16/05/2022

Ngày hội hái quả huyện Mộc Châu (Sơn La) lần thứ VI sẽ được tổ chức tại thung lũng mận Nà Ka, tiểu khu Pa...

Tỉnh thành Sơn La

Sơn La
Sơn La nổi tiếng với thị trấn Mộc Châu, nơi đoàn quân "Tây Tiến" từng đi qua.

Điểm đến Sơn La Xem thêm

Mộc Châu
Mộc Châu có những đồi chè xanh, những cao nguyên tràn đầy nhựa sống, được ví như Đà Lạt của Tây Bắc.
Tà Xùa
Cách Hà Nội khoảng hơn 200 km, Tà Xùa trở thành điểm đến của các bạn trẻ yêu thích những khung hình đẹp như mơ.
Đỉnh Pha Luông
Pha Luông, “nóc nhà của Mộc Châu” là nơi mây trắng thường xuyên ôm đỉnh núi.
Di tích nhà tù Sơn La
Nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây dựng năm 1908 để giam cầm các chiến sĩ cộng sản yêu nước.
Ngọc Chiến
Nằm ở độ cao hơn 1800m so với mực nước biển nên Ngọc Chiến có khí hậu quanh năm mát mẻ.
Mường La
Mường La là nơi hội tụ của hơn 20 công trình thủy điện lớn nhỏ trên các dòng suối Chiến, Nậm Mu.
Nhà máy thủy điện Sơn La
Nhà máy thủy điện Sơn La là công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á trên dòng sông Đà.
Nà Ka
Có thể nói Nà Ka là một trong những thung lũng mận đẹp nhất của Mộc Châu.
Hang Thẩm Tét Toòng
Thẩm Tét Toòng là một hang đá ăn sâu vào thân núi, bên trong thang đá lung linh thạch nhũ.

Ẩm thực Sơn La Xem thêm

Độc đáo vùng đất nông sản bên dòng Đà Giang
Hơn 200 mặt hàng nông sản đặc trưng và sản phẩm chủ lực của huyện Mường La (Sơn La) vừa được trưng bày, giới thiệu, kết nối tiêu...
Nhót - Món ăn chua khoái khẩu của người Thái Sơn La
Nhót là loại cây ăn quả được trồng nhiều ở vùng cao Tây Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng. Cây nhót mọc um tùm, nhiều lá,...
Trứng kiến - Món ăn dân dã của đồng bào Thái
Hàng năm, tầm tháng 3 Âm lịch (tức tháng 4 Dương lịch) trở đi, khi mặt trời đỏ rực, bà con người Thái bắt đầu vào mùa làm nương...
Lên Sơn La khám phá món ăn đặc sản từ hoa ban
Hoa ban không chỉ mang vẻ đẹp tinh khiết, tượng trưng cho núi rừng hoang sơ mà qua bàn tay chế biến khéo léo của người Thái ở Sơn...
Nộm gà tía tô - Món ngon trong mâm cơm ngày Tết của người Dao Tiền
Mùa xuân, khi những bông hoa đào hoa mận bung nở khắp các bản làng là lúc các mẹ, các chị người Dao Tiền ở Sơn La lại tất bật...
Thơm ngon thịt lợn muối chua ngày Tết của đồng bào Dao Sơn La
Trong mâm cơm ngày Tết của đồng bào Dao Tiền ở Sơn La, thịt lợn muối chua là món ăn không thể thiếu và được bà con chuẩn bị từ...
Độc đáo ẩm thực Sơn La
Xôi ngũ sắc; canh vón vén đuôi bò; tau pho; “tôm bay” Phù Yên; chẩm chéo... là những món ăn độc đáo của ẩm thực Sơn...
Hương vị thơm ngọt nức tiếng của món bê chao Mộc Châu
Từ vùng đất Mộc Châu này, món bê chao nức tiếng đã lan tỏa khắp Việt Nam làm thành món ăn phổ biến, mới nghe tên đã cảm nhận được...
Nộm hoa ban, món ngon giản dị của người Thái Sơn La
Hoa ban là một trong những đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, gắn bó mật thiết với đời sống của đồng bào dân tộc, đặc biệt là người...

Trải nghiệm Sơn La Xem thêm

Nét đẹp say lòng du khách nơi cửa ngõ Sơn La
Những bản làng ẩn hiện trong làn sương, thác nước, nương chè uốn mình bên sườn núi, phiên chợ vùng cao rộn rã tiếng cười... bức...
Hoa ban Sơn La khoe sắc thu hút du khách
Đúng hẹn những ngày tháng 3, từng cánh hoa ban e ấp hôm nào đã bung nở, khoe sắc giữa núi rừng, làm say lòng người con quê hương...
Độc đáo phong tục đón Tết của đồng bào Mông ở Mộc Châu
Từ ngày 26/11 Âm lịch, người Mông ở Mộc Châu, Sơn La đã bắt đầu nghỉ làm nương rẫy để mua sắm chuẩn bị cho Tết truyền...
Ngỡ ngàng vẻ đẹp những tuyến đường Sơn La khi hoa ban đua nở
Dọc theo các tuyến đường đến thành phố Sơn La, du khách không khó để bắt gặp những rặng hoa ban đang đua nở khoe vẻ đẹp giản dị...
Pu Nhi Farm - Điểm đến du lịch hoang sơ, đầy hấp dẫn trên cung đường Tây Bắc
Thời gian qua, huyện vùng cao Bắc Yên, tỉnh Sơn La đã tập trung thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, trong đó đẩy mạnh công tác...
Sắc màu thổ cẩm ở phiên chợ Pà Cò
Trên cung đường đến với Mộc Châu (Sơn La), du khách đừng quên ghé qua phiên chợ Pà Cò họp duy nhất 1 lần trong tuần vào ngày chủ...
Đông đảo du khách đến Mộc Châu sau khi nới lỏng giãn cách xã hội
Sau những ngày nghỉ dài do dịch Covid-19, đông đảo du khách đã lựa chọn Khu du lịch quốc gia Mộc Châu là điểm đến trải nghiệm,...
Hoa chuông vàng khoe sắc nơi phố núi Sơn La
Mỗi dịp tháng 3, thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La) lại được tô điểm sắc màu rực rỡ của sắc hoa chuông vàng.
Du khách nườm nượp check-in rừng cao su mùa lá rụng
Những ngày gần đây, nhiều du khách thập phương đổ về rừng cao su, thuộc bản Un (xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) chụp...

Tin tức Sơn La Xem thêm

Mộc Châu trở thành điểm đến thiên nhiên hàng đầu thế giới
Khu du lịch quốc gia Mộc Châu (Sơn La) được vinh danh là Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu Thế giới 2022, tại lễ trao giải...
Cao nguyên Mộc Châu bốn mùa hoa trái
Không chỉ nổi tiếng với những trang trại bò sữa, đồi chè xanh ngút ngàn, huyện Mộc Châu (Sơn La) còn được biết đến là vùng đất...
Lần đầu trình diễn khinh khí cầu trong “Đêm hội Trăng rằm”tại Sơn La
Để có một tết Trung thu ý nghĩa, góp phần tạo nên những miền ký ức tuổi thơ tươi đẹp cho các em nhỏ và đông đảo người dân trên...
Du lịch Sơn La phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch
Thưa quý vị và các bạn! Sau khi dịch bệnh Covid-19 từng bước được kiểm soát, hoạt động du lịch tại tỉnh Sơn La đã phục hồi và lấy...
Ngày hội Văn hóa các dân tộc Mộc Châu năm 2022 sẽ diễn ra từ ngày 29/8
Sau một thời gian dài bị ảnh hưởng dịch Covid-19, "Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Mộc Châu năm 2022" sẽ chính thức diễn ra...
Ý nghĩa của bếp lửa nhà sàn trong đời sống người Thái Tây Bắc
Một ngôi nhà sàn ấm cúng phải có bếp lửa. Theo phong tục của người Thái thì bếp lửa này thường nhờ bên ngoại làm cho.
Đẩy mạnh du lịch an toàn, Sơn La kỳ vọng đạt doanh thu nghìn tỉ trong năm nay
Lượng khách du lịch đến Sơn La đã tăng cao trở lại trong các tháng đầu năm nay.
Rộn ràng mùa mận hậu Sơn La
Những ngày này, trên các nương đồi, các tuyến đường ở Sơn La tấp nập người hái quả, thu mua và tiêu thụ mận. Từ chỗ để cây mận...
Những món ăn nhớ lâu tại Không gian văn hoá Festival trái cây
Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 tại tỉnh Sơn La, cuộc thi Món ngon chế biến từ...