Tượng đài nhỏ bằng đồng Manneken Pis “Chú bé đứng tè” nổi tiếng ở Brussels, Bỉ, trong suốt 4 thế kỷ qua. Nhưng mới đây, các quan chức tại thành phố rất bất ngờ khi biết được bức tượng này mỗi ngày tiêu tốn lãng phí lượng nước sạch ngoài sức tưởng tượng.
Theo con số thông kê, lượng nước sạch của “Chú bé đứng tè” ngốn từ 1.000 lít-2.500 lít mỗi ngày, đủ dùng cho 10 hộ gia đình. Lượng nước sạch này thậm chí có thể uống được, nhưng lại chảy trực tiếp xuống hệ thống cống rãnh trong thành phố.
Bí mật này chỉ mới được phát hiện sau khi Régis Callens, một kỹ thuật viên năng lượng của thành phố, tiến hành lắp đồng hồ đo trên bức tượng. “Chúng tôi vốn chẳng nghĩ đến việc bức tượng tiêu tốn nước sạch đến vậy. Không ai chú ý nhiều về điều này”, anh Régis Callens cho hay.
Ngay sau khi sự việc được phát hiện, chính quyền thành phố đã có động thái thay đổi nhằm tránh tình trạng lãng phí nước sạch. Từ tháng 3 năm nay, Manneken Pis không “tè” nước sạch nữa. Thay vào đó là hệ thống khép kín để dòng nước sạch được tuần hoàn.
Tới thành phố Brussels, Bỉ, du khách sẽ nghĩ ngay tới bức tượng “Chú bé đứng tè” nổi tiếng, nơi được coi là biểu tượng tại đây.
“Chú bé đứng tè” vốn là một tượng đài nhỏ bằng đồng, cao 61cm, nằm gần Grand Place trên đường Rue de l' Etuve 31. Đây là tác phẩm của nhà điêu khắc tài năng Jérome Duquesnoy, hoàn thành năm 1619. Tới năm 1817, bức tượng được thay thế bằng chất liệu đồng.
Thoạt nhìn, tác phẩm tưởng như không có gì được coi là kiệt tác, nhưng câu chuyện truyền thuyết phía sau đó lại khiến “Chú bé đứng tè” trở nên nổi tiếng khắp thế giới.
Câu chuyện thứ nhất là một truyền thuyết được những người Brussels truyền khẩu từ rất lâu, liên quan tới việc một mụ phù thủy già đã giáng hình phạt cho cậu bé “trót dại” đứng tè trước cửa nhà. Mụ đã biến hóa cậu bé thành tượng đá. Nhưng may mắn, một ông lão tốt bụng xuất hiện đúng thời điểm với bức tượng đá khá giống cậu bé trên tay, đã nhanh chóng đánh tráo để cứu được cậu nhóc.
Một câu chuyện khác được nhiều người chú ý hơn, lại liên quan tới tinh thần yêu nước. Chuyện kề về thời điểm khi quân Tây Ban Nha rút khỏi Brussels dự tính phóng hỏa cả thành phố bằng quả bộc phá lớn. Khi đó, một cậu bé người địa phương đã đứng tè vào đường dây cháy chậm khiến quả bộc phá xịt ngòi, cứu cả thành phố không bị thiêu đốt.
Bất kể là câu chuyện truyền thuyết nào chăng nữa, đến nay bức tượng Manneken Pis vẫn là điểm thu hút du khách bậc nhất của thành phố Brussels, đồng thời là niềm tự hào của mỗi người dân nơi đây.
Tiểu Dương, theo dantri.com.vn
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...