Đền Đức Thánh Cả (hay còn gọi là đền Hữu Vĩnh) nằm tại thôn Hữu Vĩnh, xã Hồng Quang, Ứng Hòa (Hà Nội) được xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1991.
Theo ông Vưu (75 tuổi) - Chi hội trưởng hội Người cao tuổi thôn Hữu Vĩnh, đền Đức Thánh Cả tương truyền được xây dựng cách đây khoảng 1.500 năm, thờ vị tướng 'Nhất phẩm đại vương' triều tiền Lý Nam Đế.
Phía ngoài là cổng đền và tường bao quanh. Phía trong là hai dãy hành lang, nhà đại bái, nhà hậu cung...
Trong đền còn lưu giữ toàn bộ hệ thống hoành phi, câu đối. Tất cả đều được sơn son thếp vàng và khảm trai ngọc quý hiếm.
Cửa đền quay ra sông, trước cửa là hai bức tượng hổ tạc bằng đá nguyên khối.
Cửa phụ đi vào đền. Ông Vưu chia sẻ, đền có hai cửa phụ nhưng chỉ mở cửa bên phải, còn cửa bên trái đóng chặt.
Mỗi năm cửa bên trái được mở lúc tế lễ vào ngày 6 tháng 2 âm lịch - lễ tưởng niệm vua Đinh Tiên Hoàng.
Ông Vưu (bên trái) thông tin thêm, việc cửa phụ này đóng chặt quanh năm gắn liền với điển tích vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 xứ quân. Câu chuyện được ghi chép trong Thần phả (tư liệu - nhân vật) đang lưu giữ trong đền từ thế kỷ 10.
Theo ghi chép, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 xứ quân, đi qua đền thấy phong cảnh núi sông hùng vĩ, ngưỡng mộ thần linh, ông cho quân sĩ hạ trại làm lễ cầu nguyện. Nửa đêm, ông nằm ngủ ở cửa được thần báo mộng giúp dẹp giặc. Sáng hôm sau, ông chọn 12 thanh niên trai tráng của làng Hữu Vĩnh xung vào đội quân. Từ đó đánh đến đâu thắng đến đấy. Sau khi dẹp yên bờ cõi, ông lên ngôi vua, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng. Cũng kể từ đó, dân làng đóng chặt cửa phụ này vì cho rằng đây là nơi vua ngự, mang tính chất linh thiêng. Vào ngày 6/2 âm lịch, khi tổ chức lễ tưởng niệm vua Đinh Tiên Hoàng, cánh cửa mới được mở ra lúc tế lễ, sau đó đóng lại ngay.
Thắng trận trở về, vua Đinh Tiên Hoàng cho quân lính tu bổ đền. Quá trình tu bổ, trời bỗng nổi cơn gió lớn và xuất hiện một bè gỗ lim. Thấy điềm lành, vua Đinh cho vớt bè gỗ vào, dùng gỗ dựng thành gian đại bái. Các cột gỗ lim này tương truyền là lấy từ chiếc bè đó.
Khu vực cung cấm trong đền Đức Thánh Cả. Tấm bằng công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia được đặt trang trọng trên ban thờ.
Hình rồng phun mưa và hoa văn đắp nổi tinh xảo trên cổng đền.
Qua nhiều thế kỷ, ngôi đền vẫn giữ được những nét kiến trúc độc đáo, chưa có dấu hiệu bị hư hỏng.
Bức tượng hộ pháp cổ và voi cũng được chế tác từ đá.
Cụ Đào Văn Vận (80 tuổi) - người dân thôn Hữu Vĩnh kể, 70 năm trước, đền Đức Thánh Cả nằm biệt lập với bên ngoài, xung quanh là cỏ dại và lau sậy. Mọi người muốn sang đền thường dùng thuyền nan bơi qua sông. Vào dịp đầu năm, cụ Vận và hội Người cao tuổi của thôn thường ra đền phục vụ và hướng dẫn du khách thập phương về thăm quan.
Hương Vũ, theo vietnamnet.vn
Cận Tết, cả làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) nhộn nhịp, tất bật, đi đến đâu cũng nghe tiếng đục đẽo lách...
Năm nay thời tiết khá thuận lợi, ít mưa có nắng hanh khô nên hầu hết các gốc bưởi Diễn của người dân Phú Diễn...
Các hoạt động của Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 cần được tổ chức trang trọng, sáng tạo, độc đáo thu hút...
Ngày 8/9, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội vinh dự được đề cử và nhận Giải thưởng “Điểm đến du...
Những ngày này, trong không khí Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 50 năm thực hiện Di...
Vở diễn "Tấm Cám" chuẩn bị cho dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tới của sân khấu Lệ Ngọc sẽ không có nhân vật Bụt mà...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới công nhận là một trong những vị tướng lỗi lạc nhất mọi thời đại. Ông...
Chiều 27/4 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây phối hợp với Sở Thông...
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2022 được tố chức từ ngày 29/4/2022 - 1/5/2022 tại khu vực tuyến phố đi bộ...
Sáng 16/4, tại Khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì tổ chức Lễ khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2022 với...
Trang tin chuyên về du lịch của Đức Travelbook.de vừa đăng bài viết nêu 6 điểm hấp dẫn khiến du khách phải...
Ngày 7/4, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội đã xây dựng phương án đón khách du lịch quốc tế trong...