Sau khi thăm các địa danh nổi tiếng của Huế như chùa Thiên Mụ, Đại Nội, lăng tẩm của các triều vua Nguyễn… thưởng thức ca Huế trên sông Hương sẽ góp thêm dư vị ngọt ngào và hoàn hảo cho chuyến khám phá Cố đô Huế.
Khi thành phố bắt đầu lên đèn, cầu Tràng Tiền lấp lánh trong đêm với đủ màu sắc, những chiếc thuyền rồng lần lượt rời bến, chầm chậm ngược dòng sông Hương, đêm ca Huế bắt đầu.
Trên thuyền rồng nghe ca Huế, du khách được ngắm cầu Tràng Tiền lấp lánh sắc màu về đêm
Trên con thuyền rồng lênh đênh giữa dòng sông Hương, trước mặt là cầu Tràng Tiền mộng mơ, nữ danh ca Huế nhẹ nhàng giới thiệu các nghệ sĩ tham gia và những điệu hát phục vụ du khách.
Đêm ca Huế thường bắt đầu bằng những bản nhạc lễ cung đình Huế như "Lưu Thủy", "Kim Tiền", "Xuân Phong", "Long Hổ"… Sau đó là những điệu hát dân gian như Lý Mười thương, Lý Giao duyên hoặc những điệu hát đối đáp đầy ngẫu hứng và duyên dáng. Du khách thả hồn mình theo những làn điệu, tận hưởng không gian trong trẻo, yên bình của sông Hương và vẻ đẹp cầu Tràng Tiền khi về đêm, ấy là lúc người lữ hành cảm nhận rõ nét nhất vẻ đẹp tình tự của Huế.
Các nghệ sĩ biểu diễn ca Huế trong trang phục áo dài truyền thống
Ca Huế trên sông Hương là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật độc đáo của người dân Cố đô, được lưu giữ và phát triển qua hàng trăm năm nay. Ca Huế được chia thành điệu chính, điệu khách (hay còn gọi là điệu Bắc và điệu Nam). Điệu Bắc thì trang trọng, vui tươi, điệu Nam thì trữ tình, sâu lắng xen lẫn chút da diết, thổn thức...
Các nhạc công mặc áo dài khăn xếp
Trong đêm diễn, sự tung hứng uyển chuyển của các danh ca, danh cầm khiến người nghe như say cùng điệu nhạc. Du khách có thể bày tỏ sự đồng điệu của mình với các nghệ sĩ bằng cách tặng hoa hoặc hát cùng.
Một chuyến thưởng thức ca Huế thường kéo dài 1 tiếng. Đến khoảng 21h, các thuyền rồng trên sông Hương lại đưa khách trở lại bờ trong vương vấn. Trước khi kết thúc cuộc vui, du khách còn được tham gia màn thả đèn hoa đăng độc đáo trên sông Hương. Đây là phong tục có từ lâu đời của người dân Huế với mong muốn cầu sự an lành.
Du khách sau khi nghe ca Huế sẽ được tham gia thả đèn hoa đăng trước khi trở về bờ
Hiện nay, dịch vụ ca Huế trên sông Hương khá nở rộ. Những khách lẻ đến Huế hoàn toàn có thể ghép đoàn để thưởng thức ca Huế với mức giá đã được niêm yết.
Quần thể Di tích Cố đô Huế tập hợp các công trình kiến trúc đồ sộ, nằm rải rác trên địa bàn rộng với nhiều...
Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Tu bổ, tôn...
Tỉnh Thừa Thiên Huế miễn phí tham quan đối với công dân Việt Nam khi tham quan các điểm di tích thuộc Quần...
Trong 2 ngày 26 và 27/7, Chương trình Trại hè Việt Nam 2022 tổ chức một số hoạt động tại thành phố Huế, tỉnh...
Trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế có...
Ngành Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế vừa hợp tác, xúc tiến khai thác thị trường khách Thái Lan đến Huế bằng...
Tối 30/6 tại Cồn Dã Viên, đêm gala giã bạn “Chào Huế!" khép lại tuần lễ trọng điểm Festival Huế 2022 - “Di...
Tuần lễ Festival Huế 2022 chủ đề "Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển" đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong...
Tối ngày 27/6, trong không gian di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Chăm Phú Diên, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên...
Tuần lễ Festival Huế 2022 diễn ra từ 25 đến 30/6 đang mang đến cho cộng đồng, du khách những trải nghiệm thú...
Nằm trong chuỗi sự kiện của Tuần lễ Festival Huế 2022, tối 23/6, tại Công viên Thương Bạc, thành phố Huế,...
Festival Huế 2022 được tổ chức với nhiều chương trình, hoạt động mang tầm quốc gia, quốc tế, dự kiến thu hút...