Nghề làm lồng chim ở làng Canh Hoạch thu hút mọi lứa tuổi tham gia
Làng Canh Hoạch (còn gọi là làng Vác) từ xa xưa đã nổi tiếng với nghề làm lồng chim. Lồng chim Canh Hoạch có đặc trưng riêng, bền đẹp, ít nơi nào sánh được.
Bí thư Đảng ủy xã Dân Hòa Nguyễn Huy Sỹ cho biết, hiện, cả làng có hơn 1.000 hộ làm lồng chim, thu hút mọi lứa tuổi tham gia. Lồng chim của Canh Hoạch được tiêu thụ khắp cả nước và xuất khẩu tới nhiều quốc gia trên thế giới. Nhờ vậy, đời sống người dân nơi đây luôn ở mức khá và có nhiều đóng góp xây dựng làng quê ngày càng khang trang.
Không chỉ nổi tiếng với nghề truyền thống làm lồng chim, Canh Hoạch còn được coi là vùng địa linh. Theo lời kể của bậc cao niên trong làng, từ thời Hùng Vương, đất Canh Hoạch từng lưu chân các vị hoàng tử và danh tướng khi đi tuần thú. Một trong những vị đó sau này được người dân tôn thờ là Thành hoàng đình Canh Hoạch.
“Đất linh sinh nhân tài”, thời nào làng Canh Hoạch cũng có người đỗ đạt làm quan. Điển hình, gần đình làng có nhà thờ Trạng nguyên và cũng là nhà thờ họ Nguyễn, có ba nhà Khoa bảng: Bá Ký, Đức Lượng và Khuông Lễ. Nhà thờ họ Nguyễn khởi dựng từ đời Hậu Lê và đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
Theo Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Oai Nguyễn Văn Bổng, tiềm năng du lịch làng nghề Canh Hoạch rất phong phú. Từ năm 2016, Huyện ủy đã ban hành các kế hoạch, đề án nhằm thúc đẩy lĩnh vực du lịch phát triển.
Sở Du lịch Hà Nội cũng đã lắp đặt hệ thống biển chỉ dẫn, giới thiệu điểm du lịch trên địa bàn huyện, xây dựng các ấn phẩm, tài liệu số về những sản phẩm làng nghề. Tuy nhiên, du khách đến Canh Hoạch hiện nay chủ yếu chỉ mua sản phẩm nhỏ lẻ. Việc tham quan, tìm hiểu đời sống làng nghề cùng những giá trị văn hóa, lịch sử tại đây chưa nhiều.
Nguyên nhân một phần do sản phẩm du lịch làng nghề ở Canh Hoạch còn mang tính tự phát, thiếu phong phú, chưa có sự liên kết.
Mặt khác, việc thuyết minh để du khách hiểu hơn về truyền thống lịch sử, văn hóa, các công trình kiến trúc độc đáo của địa phương chủ yếu do các bậc cao niên đảm nhận nên còn thiếu tính chuyên nghiệp. Vì vậy, Canh Hoạch cần có chiến lược khai thác, phát triển du lịch bài bản nhằm thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu, mua sắm.
Bên cạnh đó, để phục vụ du lịch làng nghề, địa phương cần được quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng đi kèm như: Bãi đỗ xe, nhà vệ sinh công cộng, các điểm tham quan tại các hộ dân…
Bình Minh/ kinhtedothi.vn
Cận Tết, cả làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) nhộn nhịp, tất bật, đi đến đâu cũng nghe tiếng đục đẽo lách...
Năm nay thời tiết khá thuận lợi, ít mưa có nắng hanh khô nên hầu hết các gốc bưởi Diễn của người dân Phú Diễn...
Các hoạt động của Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 cần được tổ chức trang trọng, sáng tạo, độc đáo thu hút...
Ngày 8/9, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội vinh dự được đề cử và nhận Giải thưởng “Điểm đến du...
Những ngày này, trong không khí Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 50 năm thực hiện Di...
Vở diễn "Tấm Cám" chuẩn bị cho dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tới của sân khấu Lệ Ngọc sẽ không có nhân vật Bụt mà...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới công nhận là một trong những vị tướng lỗi lạc nhất mọi thời đại. Ông...
Chiều 27/4 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây phối hợp với Sở Thông...
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2022 được tố chức từ ngày 29/4/2022 - 1/5/2022 tại khu vực tuyến phố đi bộ...
Sáng 16/4, tại Khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì tổ chức Lễ khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2022 với...
Trang tin chuyên về du lịch của Đức Travelbook.de vừa đăng bài viết nêu 6 điểm hấp dẫn khiến du khách phải...
Ngày 7/4, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội đã xây dựng phương án đón khách du lịch quốc tế trong...